1. Giới thiệu chung cây phát tài núi
Cây Phát Tài Núi, có tên gọi khác là Cây Đại Lộc, cây Huyết Rồng hay cây Phất Dụ Rồng. Tên khoa học của cây là Dracaena draco L, thuộc họ Dracaenaceae (họ Bồng Bồng), có nguồn gốc cây từ những vùng núi cao sau đó được nhân giống và trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Là cây sống lâu năm, có sức sống bền bỉ.
Cây phát tài núi đủ điều kiện sinh trưởng
2. Đặc điểm cây phát tài núi
Cây Phát Tài Núi là loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 1 - 7 mét. Gốc cây có dạng phình to, cành phân nhánh và mọc thẳng, có rễ phụ mọc ra từ thân. Lá cây hình giáo uốn cong thuôn dài, cách đều nhau, mang vẻ đẹp vừa mạnh mẽ vừa thanh thoát.Tán cây là điểm nhấn đặc biệt của cây Thần Tài Núi. Những chiếc lá dài, nhọn như hình giáo và tập trung nhiều ở phần ngọn. Chúng vừa vươn thẳng lại vừa uốn cong, mang đến vẻ đẹp vừa mạnh mẽ vừa thanh nhã. Càng xuống dưới, màu sắc của lá cây Phát Tài Núi càng ngả màu sẫm hơn.Phiến lá bóng và có màu xanh lục đậm tập trung chủ yếu ở ngọn cây, phía gốc có bẹ ôm thân. Càng xuống dưới, là càng ngả sang màu sẫm hơn. Kích thước lá tương đối lớn, trung bình từ dài từ 15-20m, chiều ngang từ 5-8cm. Cây Phát Tài Núi có khả năng ra hoa. Hoa có màu vàng nhẹ, mọc điểm xuyến từng chùm nhỏ rất đẹp mắt. Quả Phát tài núi có hình cầu nhỏ, tròn khi non quả màu xanh và khi chín chuyển màu vàng cam, trong lõi có chứa hạt nhỏ, hạt thường dùng để ươm cây
Cây Phát Tài Núi có nguồn gốc mọc trên núi nên không kén đất trồng, chất đất sỏi đá nghèo dinh dưỡng cây vẫn có thể phát triển được, chỉ cần đất đủ ẩm. Là loại cây ưa nắng, cây Phát Tài Núi thích hợp trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, không nên đặt cây trong bóng râm. Phát Tài Núi là loại cây ưa sáng. Song, chúng lại sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng bán phần. Nhưng khả năng chịu hạn của nó cũng tương đối tốt.
Ngọn cây phát tài núi
Dựa vào hình dáng của cây, người ta chia Phát Tài Núi thành nhiều loại, như: Phát Tài Núi cổ thụ, Phát Tài Núi cảnh, Phát Tài Núi nhiều ngọn,..
Cây phát tài núi cảnh
3. Công dụng của cây Phát Tài Núi
3.1. Ý nghĩa tinh thần
Ý nghĩa của loài cây này bắt nguồn từ đặc điểm sinh trưởng của nó. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt là khả năng chịu hạn, chịu nắng nóng khắc nghiệt.
Cây Phát Tài Núi mang nhiều ý nghĩa tinh thần
Mặc cho những khắc nghiệt của môi trường xung quanh, những tán lá Phát Tài Núi vẫn vươn lên kiêu hãnh. Những tầng tầng, lớp lớp lá mới vẫn trổ ra, sum sê và tươi tắn.
Chính vì vậy mà cây Thần Tài Núi biểu tượng cho tinh thần tích cực, lạc quan vượt lên mọi khó khăn. Trồng Thần Tài Núi trong nhà sẽ mang tới nguồn sinh khí dồi dào và may mắn cho các thành viên trong gia đình. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên thuận lợi, suôn sẻ và đặc biệt là tài lộc chất như núi giống như tên gọi của loài cây này.
3.2. Cây cảnh trang trí nhà cửa, sân vườn
Với hình dáng tự nhiên mang vẻ đẹp vừa uyển chuyển vừa hoang sơ, quanh năm xanh tốt, Phát Tài Núi thường được trồng rộng rãi và là một điểm nhấn nổi bật cho nhiều kiểu không gian kiến trúc.
Cây được lựa chọn trồng nhiều ở trong sân vườn, hành lang, sảnh lễ tân, khu nghỉ dưỡng, công viên…
Trồng phát tài núi trong khuôn viên vườn
3.3. Thanh lọc không khí
Bên cạnh đó, cây còn làm nội thất trang trí cho phòng khách, bàn làm việc,... vừa tôn lên vẻ uy nghiêm, lại vừa hấp thụ các loại khí độc phát ra từ phương tiện làm việc. Các nghiên cứu đều chỉ ra cây Phát Tài Núi giúp thu lọc, giảm lượng các khí bụi, chất độc hại đặc biệt là hàm lượng khí CO2. Nhờ đó, cây giúp đem lại một bầu không khí sạch, mát lành, tạo môi trường sống dễ chịu và an toàn cho sức khỏe con người.
3.4. Làm quà tặng
Do mang nhiều những tác dụng về thẩm mỹ, phong thủy nên cây Phát Tài Núi còn được nhiều người yêu thích, lựa chọn sử dụng làm quà khai trương, quà tân gia, quà kỷ niệm,…. Cây Phát Tài Núi sẽ là một món quà rất ý nghĩa, chứa đựng những lời chúc tốt đẹp nhất gửi gắm đến cho người nhận.
>>>xem thêm: cây hoa mộc lan
4. Ý nghĩa của cây phát tài núi
Giá trị về mặt cảnh quan
Như đã nói ở trên, nhờ vẻ đẹp tự nhiên độc đáo mà Thần Tài Núi thường được trồng tạo cảnh quan cho nhà ở lẫn công trình công cộng, khách sạn, văn phòng công ty, quán cafe,... Vẻ đẹp xanh tươi, khỏe khoắn của nó như truyền tới một nguồn năng lượng “xanh” cho không gian.
Nếu muốn trồng thần tài núi trong nhà, bạn nên bố trí nó ở những không gian rộng, thoáng như ban công, tiểu cảnh sân vườn,... Chắc chắn, không gian sống của bạn sẽ trở nên chan hòa với thiên nhiên, tươi mới và sinh động hơn rất nhiều.
Không chỉ dễ trồng và làm đẹp cho không gian sống, cây còn còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy rất tốt. Với đặc trưng là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, cây mag lại nguồn sinh khí dồi dào, tinh thần tích cực và may mắn cho gia chủ. Cây Phát Tài Núi phù hợp với nhiều tuổi, trong đó những người tuổi Thân, mệnh Mộc là phù hợp nhất. Những người thuộc mệnh này khi trồng cây sẽ phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy mà cây mang lại. Đúng như cái tên Phát Tài Núi, cây giúp cho mọi thứ trong cuộc sống thêm thuận lợi, suôn sẻ và nhiều tài lộc.
Cây phát tài núi đem lại phong thủy tốt cho gia chủ
Cây Phát Tài Núi hợp mệnh gì?
Cây Phát Tài Núi hợp mệnh Mộc, Thủy, Hỏa do cây thuộc hành Mộc.
Bên cạnh câu hỏi cây Phát Tài Núi hợp mệnh gì, không ít người cũng băn khoăn cây Phát Tài Núi hợp tuổi gì? Liệu tuổi của mình có phù hợp để trồng loài cây cảnh độc đáo này không? Câu trả lời là cây Thần Tài Núi hợp nhất với tuổi Thân mệnh Mộc.
Trong phong thủy, cây Phát Tài Núi phù hợp với nhiều tuổi, trong đó những người tuổi Thân, mệnh Mộc là phù hợp nhất. Những người thuộc mệnh này khi trồng cây sẽ phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy mà cây mang lại. Tuy nhiên, nếu bạn không phải tuổi Thân bạn vẫn hoàn toàn có thể trồng loài cây này bởi những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang tới.
Lưu ý, nếu bạn thuộc mệnh Thổ, hãy xem xét kỹ cách bố trí cây trong nhà để tránh phạm phải những điều kỵ trong Phong Thủy.
>>>xem thêm: cây kè bạc
5. Kỹ thuật trồng cây phát tài núi
5.1. Chọn giống
Cây phát tài núi là loài cây sinh trưởng mạnh, thân to, phát triển nhanh. Nên khi chọn mua cây về trồng nên chọn cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên nhằm đảm bảo thân cây đủ nước dễ kích thích mầm non ra chồi trong thiết kế thi công tiểu cảnh. Nếu cây giống còn trẻ than sẽ non và không đủ nước trong than. Cần chọ giống cây không bị sâu bệnh, dáng cây đẹp, có tán lá phân bổ đều quanh thân cây, đốt ngắn.
5.2. Các phương pháp nhân giống
Hiện nay nhân giống cây có hai phương pháp chính là bằng hạt và bằng hom cây. Cây phát tài núi được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, gieo hạt và cách nhanh nhất là đào cả gốc và rễ cây to. Từ cây mẹ, bạn chọn ra cành bánh tẻ, mập mạp một chút, không có dấu hiệu sâu bệnh. Cắt một đoạn khoảng 10 – 20cm rồi ngâm trong dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng. Tiếp đó giâm cành xuống phần đất đã chuẩn bị từ trước, tưới đẫm nước, đặt cây ở nơi thoáng mát, che chắn mỗi khi nắng gắt.
Cây phát tài núi khỏe mạnh
5.3. Quá trình trồng
Trồng cây phát tài núi không khó, chỉ cần tưới nước cho cây 3 ngày 1 lần; cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 24 đến 48 giờ hàng tháng. Cách 2 năm thì nên bón phân cho cây một lần để cây phát triển tốt hơn. Chúng thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Để trồng cây phát tài núi, trước hết ta phải chuẩn bị môi trường phù hợp, chủ yếu là đất trồng và chậu.
Cây phát tài núi bản chất là cây mọc trên núi nên không kén chọn đất, chỉ cần đất ẩm là đủ. Nếu trồng trong khuôn viên nhà mà chất đất sỏi đá nghèo dinh dưỡng thì cây vẫn phát triển được nhưng phải tưới ẩm thường xuyên. Tuy không kén đất và có thể phát triển trong nền đất nghòe dinh dưỡng nhưng với cây con thì bạn nên chọn đất màu mỡ một chút, cần chú ý đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Bạn có thể trộn đất với ít phân chuồng, mùn và xơ dừa hoặc dung đất thịt để trồng cây.
Nếu để Cây Phát Tài Núi trong nhà mọi người nên ưu tiên góc sáng nhất như: giếng trời, các ô cửa sổ, ban công…Nếu trồng trong chậu bạn cần chọn chậu không quá to, lỗ thoát nước để tránh ngập úng. Cây trồng trong nhà phát triển chậm hơn nhiều so với trong tự nhiên. Tùy thuộc vào kích thước cây của bạn và mật độ của rễ. Bạn nên thay chậu 2-3 năm một lần để cung cấp chất dinh dưỡng và khuyến khích sự phát triển mới.
Cắt tỉa, chăm sóc cây phát tài núi
6. Kỹ thuật chăm sóc cây phát tài núi
Với đặc điểm ưa sáng, nhu cầu nước thấp, việc chăm sóc cây không mất quá nhiều thời gian.
- Tưới nước cho cây: Phát Tài Núi có khả năng chịu khô hạn rất tốt, nên bạn không cần tưới nước quá thường xuyên. Đối với cây con, bạn có thể duy trì tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, còn cây đã lớn thì mỗi lần 1 tuần là đủ. Khi tưới bạn cũng không tưới quá nhiều để tránh việc cây có thể bị ngập úng.
- Cắt tỉa, tạo tán cho cây: sau khi trồng 1 năm bạn cần chăm sóc bảo dưỡng cây bằng cách tiến hành đốn cây theo ý muốn. Nếu trồng với mục đích lấy thân thẳng thì không cần phải đốn thân mà để cây mọc thẳng lên. Trường hợp bạn muốn trồng cây lấy lá thì phải đốn thân cây đảm bảo cho cây ra nhiều cành nhánh và không quá cao, điều này giúp đảm bảo cho việc thu hoạch lá dễ dàng hơn. Vào mùa mưa, bạn cần theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết. Việc này sẽ đảm bảo cho cây tập trung dinh dưỡng phát triển theo mục đích sử dụng. Nếu bạn muốn cắt bỏ toàn bộ thân hoặc cành của cây, chỉ cần cắt chúng theo góc 45 độ bằng kéo cắt tỉa sắc bén.
- Bón phân cho cây: vì có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường cằn cỗi nên nhu cầu dinh dưỡng của cây phát tài núi không nhiều. Bạn chỉ cần định kỳ 4 tháng bón cho cây một ít phân NPK là đủ. Ngoài ra, khoảng 1 năm 1 lần hoặc khi cây lớn hơn kích thước chậu thì bạn thay chậu tiện thể thay đất cho cây.
- Ánh sáng thích hợp: là loài cây ưa sáng, tốt nhất là bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, gần giếng trời. Dù vậy bạn cũng cần có biện pháp che chắn mỗi khi trời nắng gắt nhé. Nếu trồng cây trong nhà thì mỗi tuần nên đưa cây ra ngoài phơi nắng khoảng 1 tiếng để lá có màu đẹp và giúp cây quang hợp.
-Làm cỏ: Khi trồng Phát Tài Núi, bạn nên làm cỏ tạo thành các băng sạch cỏ vào mùa mưa 1-2 tháng/lần, mùa khô 2-3 tháng/lần. Đầu và cuối mùa mưa cày xới quanh gốc tránh làm tổn thương đến rễ. Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết. Điều nay sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn và tăng tính mỹ quang khi trồng cây.
Kích thước thân cây phát tài núi
7. Các bệnh thường gặp ở cây phát tài núi và cách phòng trừ
Cây Phát Tài Núi bị vàng lá
Nếu bạn mới trồng cây Phát Tài Núi và thấy chúng có biểu hiện bị vàng lá thì đừng quá hoảng hốt nhé. Bới khi bước vào một môi trường trường sống mới thì cây cần một khoảng thời gian để làm quen. Cây Phát Tài Núi có thể bị vàng lá hoặc mất một vài lá nhưng chúng sẽ giảm dần khi đã làm quen được.
Tuy nhiên, nếu đã trồng cây đã lâu nhưng tình trạng này cứ kéo dài với tần suất dày đặc thì cây của bạn đang gặp vấn đề
-
Ánh sáng: Có thể bạn đã đặt cây trong bóng râm, trong phòng kín quá lâu. Mặc dù là cây có thể chịu được bóng râm thế nhưng khi không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một thời gian cây sẽ trở nên héo úa, vàng lá. Lúc này bạn nên để cây Phát Tài Núi dưới ánh nắng gián tiếp, không quá gắt để cây có thể hồi phục.
-
Sâu bệnh: Ở mức độ bị sâu rệp nhẹ, cây Phát Tài Núi bị có thể vàng lá. Bạn có thể dùng tay bắt hay dùng khăn lau với dung dịch muối loãng hoặc cồn.
-
Chất dinh dưỡng: Mặc dù cây Phát Tài Núi rất dễ sống nhưng khi cây bị vàng lá có thể là một trong những biểu hiện của việc thiếu chất dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây ngay. Có thể sử dụng phân bón cho gốc hoặc phun lên lá đều được.
Cây Phát Tài Núi bị đốm nâu trên lá
Cây Phát Tài Núi rất nhạy cảm với fluoride trong nước. Và chúng có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cây phát tài núi của bạn bị đốm lá. Lúc này, bạn chỉ cần để nước tưới cho cây qua đêm để chúng bay hết các hóa chất lỏng nhức cũng như fluoride.
Cây Phát Tài Núi bị rụng lá
Nếu bạn bắt gặp cây Phát Tài Núi của mình bị rụng lá thì đừng quá lo lắng, bởi đây là một quá trình phát triển tự nhiên của chúng. Mặc dù cây phát triển chậm nhưng thường xuyên ra lá mới và rụng lá cũ. Để không gây mất vệ sinh vì lá cây rụng xuống sàn thì bạn nên định kỳ tỉa lá cây nhé.
Tuy nhiên, khi cây rụng quá nhiều là đồng thời trở nên ủ rũ, èo uột thì cây của bạn đang thực sự gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể là bạn đã tưới quá nhiều nước cho cây. Lúc này bạn nên kiểm tra bằng cách quan sát đất sẽ khô cằn giữa các lần tưới. Sau đó, điều chỉnh lại lượng nước và tần suất tưới cây. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn thì việc thay bầu đất mới là cần thiết bởi việc tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bệnh nặng hơn và chết.
Lá cây Phát Tài Núi bị rủ
Là cây Phát Tài núi rủ có thể là vì bạn tưới quá nhiều nước hoặc quá ít nước. Khi nghi ngờ cây bị thiếu nước, bạn chỉ cần tưới nước lên lớp đất khô cằn. Cây sẽ khỏe mạnh sau 24h. Ngược lại, cây có lá rủ bị tưới quá nhiều nước có thể là một dấu hiệu cho thấy cây bị thối rễ. Hãy kiểm tra cẩn thận bởi dấu hiệu này.
Cây Phát Tài Núi vẫn hay ra hoa vào những ngày hè. Hoa của nó khá bền có thể lên đến 2 tháng hơn, tuy nhiên để cây phát triển tốt hơn bạn nên để chơi hoa khoảng 3-4 tuần là được rồi. vì nếu để quá lâu các cây sẽ bị mất sức và chậm phát triển
Phát Tài Núi là 1 giống cây ngoại thất, được đưa từ núi rừng về. Do đó cây cần có thời gian thích nghi rồi mới đưa vào trang trí nội thất được. Nếu đưa từ nhà vườn về vào chậu rồi đưa ngay vào nhà để làm cây trang trí cho đẹp nhà thì sau khoảng 3-6 tháng cây sẽ bị vàng lá, không phát triển và ngày càng teo tóp, nhiều lá có thể bị rụng dần, nặng hơn nữa sẽ có một số thân và cành bị mềm nhủn ra. Do đó, bạn cần lưu ý quy trình nhân giống và quy trình chăm sóc cây.
Nếu cây đang rụng nhiều lá và trở nên èo uột, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không tưới quá nhiều – đất sẽ khô dần giữa các lần tưới. Tưới nước quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn và cuối cùng có thể bạn cần phải thay bầu đất mới để tránh thối rễ và gây chết cây. Ngoài ra, hãy cân nhắc bón phân cho cây vào mùa xuân và mùa hè để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng để cây ra nhiều lá.
Trong quá trình chăm sóc cây, bạn nên chú ý cắt tỉa, tạo dáng và loại bỏ các lá héo úa cho cây. Từ đó cũng dễ dàng phát hiện nếu cây bị sâu rầy, nếu bị thì chỉ cần mua thuốc đặc trị về phun là được.
Cắt bỏ lá héo úa để cây phát triển khỏe mạnh
8. Giá cây phát tài núi
Giá của cây Phát Tài Núi trên thị trường hiện nay sẽ phụ thuộc nhiều vào kích thước hiện tại và độ xanh tốt của cây. Thông thường, với những cây có chiều cao từ 1-1,2 mét thì mức giá sẽ dao động trong khoảng từ 350.000 đến 500.000 đồng/cây
9. Địa chỉ mua cây phát tài núi uy tín giá rẻ
Để có giống cây trồng tốt và được tư vấn tận tình, mời quý khách tham khảo giống cây tại Cây cảnh Hoàng Gia. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng chất lượng cây trồng tốt nhất, giá cả cạnh tranh thị trường. Đến với Cây cảnh Hoàng Gia, quý khách sẽ được thỏa sức lựa chọn các loại cây và giống cây vì chúng tôi có đầy đủ các loại cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát, trồng viền, trồng nền….Đến với Cây cảnh Hoàng Gia, quý khách sẽ được tư vấn nhiệt tình về cách trồng và chăm bón sản phẩm với đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết, sở hữu cây xanh chất lượng, giá rẻ hãy liên hệ ngay với Cây cảnh Hoàng Gia theo số điện thoại hoặc CHAT trực tiếp với nhân viên bán hàng qua các kênh Zalo, Facebook của chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.