Menu

CÂY KÈ BẠC

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây kè bạc công trình, cây kè bạc cảnh, cây kè bạc cổ thụ đường kính thân từ 40 - 80cm, chiều cao từ 2- 7m. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh

LIÊN HỆ HOTLINE: 0917 030 393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


1. Giới thiệu cây kè bạc

Cây kè bạc vẫn còn là một cái tên khá mới trong làng cây cảnh đẹp Việt Nam, là một loại cây cảnh quý được du nhập vào nước ta những năm gần đây. Tuy còn khá mới nhưng đây là loại cây có kiến ​​trúc đẹp, đặc thù được ưa chuộng nhất hiện nay, tô điểm cho vẻ đẹp của biệt thự, sân vườn nhà ở hay cảnh quan các khu resort cao cấp, nhà hàng, công viên, trường học, xí nghiệp.

Vì là một loài cây cảnh phong thủy mới nên thông tin về cây kè bạc vẫn còn tương đối hạn chế. Trong bài viết này, Cây Cảnh Hoàng Gia sẽ tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích nhất về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc của loài cây này, cùng với đó là thông tin nhà cung cấp kè bạc với chất lượng cao và mức giá ưu đãi nhất.

- Tên thường gọi: Cây kè bạc

- Tên khoa học: Bismarckia nobilis – nghĩa là “quý tộc” trong tiếng Latin.

- Họ thực vật: Arecaceae (họ cau)

- Nguồn gốc xuất xứ: Madagasca

- Phân bố: Hiện nay trên thế giới, cây kè bạc được trồng phổ biến ở miền Tây và miền Nam Mỹ, một số nước châu Âu và châu Phi. Ở Việt Nam, cây kè bạc được trồng nhiều tại miền Nam.

  Cây kè bạc dự án   

Cây kè bạc phục vụ dự án 

2.Đặc điểm cây kè bạc

2.1 Đặc điểm hình thái

  • Thân: Kè bạc là cây thân gỗ, thân ngắn, bản to và rễ, thân ngắn. Chiều cao của cây (kể cả lá) khoảng 2-6m. Thân cây có đường kính 30-45cm, hơi to ở gốc.

  • Cành: Lá kè bạc có bẹ dài với hình quạt hướng tâm lớn ngăn cách đỉnh bẹ. Đôi khi bạn sẽ thấy những tua dài mảnh trên bẹ lá rủ xuống hình trứng trông rất đẹp mắt. Thời gian sinh trưởng của từng bẹ lá cũng khá dài.

  • Lá: Hình dáng lá kè bạc có nhiều điểm tương tự cọ Việt Nam, dẫn đến nhầm lẫn khi phân biệt giữa hai loại cây. Lá kè bạc xòe rộng như cánh quạt, có cuống lá dài tới 2m, phiến lá hình nguyệt đường kính gần 1m, rộng, nhọn, phiến thẳng màu xanh bạc, chia thùy sâu thành các phiến rộng với mũi nhọn, cứng, thẳng. Lá cọ bạc có thể phát triển rộng tới 3 m khi đã trưởng thành hoàn toàn. Mỗi chiếc lá trông giống như một chiếc quạt khổng lồ. Thân hoa hay còn gọi là hàng lá xếp thành chùm bao quanh thân tạo thành  hình bậc thang rất đẹp mắt. Cuống lá cọ bạc dài tới 2,5 m, rất cứng và nhiều lông. Lá  có màu xanh, bề mặt phủ một lớp trắng như bạc. Đây là đặc điểm của cái tên Kè bạc. Kè bạc có nhiều loại, tùy thuộc vào độ bóng bạc của lá. Kè bạc  có nhiều loại, có loại  bạc lá, có loại bạc lá. Mỗi lá đều có tơ kéo dài  tạo thành hình trứng rất tự nhiên.

Cây kè bạc trưởng thành

  • Hoa: Hoa đực của cây kè bạc sẽ có màu đỏ pha chút nâu. Hoa cái là hình cầu màu xanh. Kè Bạc có hoa đơn tính, mọc thành dạng chùm, tạo thành cụm hoa  hình trụ dài. Hoa kè bạc thường xuất hiện vào những tháng khô nóng. Cụm hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực màu nâu đỏ có hình trụ, hoa cái hình cầu màu xanh.
  • Quả: Quả kè bạc màu lục, hình cầu. Khi còn xanh quả kè bạc da bóng, có màu xanh lục và mọng nước. Khi chín quả cứng, chuyển sang màu nâu đen, khô lại dần, tạo thành lớp ngoài có màu nâu như vỏ măng cụt.

2.2 Đặc điểm sinh trưởng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sinh học, kè bạc ưa sáng, chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém, cần nước vừa phải. Cây kè bạc tuy sinh trưởng chậm nhưng khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Bằng chứng là cây có khả năng chịu hạn cao, không kén đất, ít phải chăm sóc, ít sâu bệnh, tuổi thọ cao.

Cây kè bạc tại vườn ươm

2.3 Các giống cây kè bạc ở Việt Nam

Kè Bạc có điểm gì khác biệt với cây Kè Việt Nam? Trước khi tìm hiểu về điều chúng ta cùng xem chúng có gì giống nhau. Cả hai loại cây này đều thuộc họ thực vật Arecaceae (họ Cau), dễ trồng, thích nghi với nhiều vùng đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Cây có tốc độ sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao, khả năng chịu hạn tốt. Hãy cùng Cây cảnh Hoàng Gia điểm qua một vài điểm khác nhau giữa cây Kè bạc và cây Kè Việt Nam để tránh mua nhầm:
  • Tên khoa học: Kè bạc có tên khoa học là Bismarckia nobilis trong khi tên khoa học của cây kè Việt Nam là Livistona rotundifolia.

  • Nguồn gốc: Khác với cây kè Việt Nam, kè bạc có nguồn gốc từ châu Mỹ.

  • Đặc điểm phân bố tại Việt Nam: Cây kè bạc phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam trong khi cây kè Việt Nam được trồng phổ biến trên cả nước, tập trung đông nhất là ở vùng trung du miền núi phía Bắc và khu vực miền Trung.

  • Đặc điểm thân cây: Kè bạc thấp hơn rất nhiều so với kè Việt Nam. Thân cây Kè Bạc chỉ cao từ 2 – 6m trong khi cây Kè Đỏ thân cao tới tận 20m. Trên thân có nhiều gai dày do cuống là rụng để lại.

  • Đặc điểm lá cây: Tán lá của cây kè bạc lớn hơn, có màu xanh phủ bạc trong khi cây kè Việt Nam có tán lá nhỏ hơn, có màu xanh lục thông thường.

  • Đặc điểm quả: Khi chín, quả cây kè bạc có màu đen, vỏ cứng giống quả măng cụt, trong khi quả của cây kè Việt Nam khi chín có màu đỏ đẹp mắt và trông rất nổi bật.

Cây kè bạc tại công viên

3. Công dụng của cây kè bạc

Cây kè bạc có hình dáng đẹp từ thân, cành dáng, thế, lá, quả là cây quý nhập ngoại hiện nay rất được ưa chuộng trồng nhiều nơi, các công trình lớn từ sân vườn biệt thự, tiểu cảnh, công viên, khu đô thị, nhà máy, khách sạn, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp lãng mạn và lạ mắt. Hãy cùng Cây cảnh Hoàng gia điểm qua một vài công dụng của cây kè bạc trong trang trí không gian nhé. 

>>>xem thêm: cây chà là trung đông

3.1. Loại cây công trình tạo bóng mát

Nhờ tán lá to, rộng và tương đối cao, Kè Bạc có khả năng tạo bóng mát rất tốt. Chúng được trồng thành  bụi hoặc trồng đơn lẻ ở các công viên, khu vui chơi,  khu đô thị, khu du lịch hoặc sân vườn nhà ở để che nắng, tạo bóng mát.

Với điều kiện khí hậu của miền Nam nước ta (nóng quanh năm) kè bạc là một trong những lựa chọn tốt nhất để giảm bớt cái nóng oi ả khó chịu. Nói đến  cây bóng mát được ưa chuộng hiện nay, ngoài cây kè bạc, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loài cây khác như cây Viết, cây Mỹ Nhân, cây Hòe, cây Long Não,…

Cây kè bạc tại khu sinh thái

3.2. Cây trang trí cảnh quan, sân vườn đẹp: 

Với lợi thế hình dáng đẹp từ thân, cành dáng, thế, lá, quả, cây Kè lá bạc đang được ứng dụng hiệu quả trong thiết kế sân vườn, cảnh quan tạo nên không gian xanh đẹp, độc đáo. Bạn có thể kết hợp cây kè bạc với tiểu cảnh, hòn non bộ, ngoài ra còn có thể trồng trực tiếp cây kè bạc xuống đất tạo không gian  đặc sắc. Ngoài ra, trồng cây kè bạc trong chậu vừa thuận tiện cho việc vận chuyển vừa làm nổi bật vẻ đẹp  và sự trang nghiêm của loài cây này. Màu lá bạc của cây mang lại chút lạnh lẽo, dịu dàng và sang trọng cho không gian ngoài trời.

3.3. Thanh lọc không khí:

 Theo các nghiên cứu khoa học, Kè Bạc là loại cây xanh cảnh có khả năng thanh lọc không khí cực kỳ tốt. Đó là lý do vì sao giống cây này được trồng nhiều trong cách khu nhà máy xí nghiệp, các khu đô thị và trên đường phố. Lá cây Kè lá bạc có khả năng hút chất bụi, giúp bầu không khí thêm trong lành, tươi mát hơn.

3.4. Một vài công dụng khác của cây kè bạc

Ngoài những công dụng kể trên, loại cây này cũng giống như cây cọ của Việt Nam có thể khai thác để sử dụng với nhiều mục đích khác. Do thuộc họ cau, lá cây có thể được sử dụng để lợp thành mái che. Thân cây có thể xẻ ra làm thành các sản phẩm che chắn. Phần thân mềm thường được dùng để chế tạo bột cọ và các chế phẩm chất độn cho cây trồng, giúp đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Ứng dụng của cây kè bạc trong đời sống

4.Ý nghĩa của cây kè bạc

Cây kè bạc mang trong mình nhiều ý nghĩa phong thủy chiêu tài chiêu lộc cho gia chủ.  Tán cây kè bạc rộng, dạng lá tròn mang hàm ý cho sự thanh liêm, dồi dào. Trong phong thủy, nó có nghĩa là sinh khí và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ, đặc biệt có ý nghĩa với những gia đình có sở thích trồng cây phong thủy trong nhà và ngoài trời.

Ngoài ra, trồng cây kè bạc trong sân nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo mang lại may mắn và điềm lành cho gia chủ.

Cây kè bạc cùng với cây Cau Vua cùng thuộc họ Cau là một trong những loại cây có phong thủy tốt,  xua đuổi tà ma và thu hút những điều may mắn, cát tường. Do đó những loại cây này rất được ưu chuộng trong trang trí nhà cửa, sân vưởn, quán cafe và những không gian lớn. khác.

   

Cây kè bạc có ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ

5. Kỹ thuật trồng cây kè bạc

Thời vụ trồng: Khi đánh cây kè bạc chúng ta nên dùng dụng cụ chuyên dụng để cắt bộ rễ cây liền mặt để bảo vệ  các mô rễ không bị hư và dập. Cây kè bạc nên trồng ngay sau khi bứng cây để cây không bị kiệt sức và rễ cây nhanh phục hồi.  Sau khi trồng tưới thật đẫm nước và để một vài ngày thấy mặt đất se khô chúng ta mới tưới tiếp. 
Chuẩn bị đất trồng: cây Kè Bạc thích ứng được rất nhiều loại đất, nhưng tốt nhất vẫn là đất có khả năng thoát nước cao, đất thịt pha cát và tơi xốp. Nếu trồng cây vào chậu thì chúng ta nên dùng đất trộn một phần chất khoáng, một phần than bùn và một phần đất trong chậu, chậu phải có lỗ thoát lớn để thoát nước tốt cho cây.
Mật độ trồng: Nếu trồng nhiều, nên chú ý mật độ khoảng cách giữa các cây tối thiểu là 5m. Nếu trồng theo bụi thì cần khoảng cách tăng lên, từ 15 đến 20m để tạo không gian cho cây phát triển, tán to và đẹp hơn.
 
Cây kè bạc và kĩ thuật trồng cây

Cách trồng:

Kè lá bạc rất dễ bị mất sức, cho nên khi cây giống được bưng lên phải trồng ngay, để bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất. Trong quá trình bưng cây giống chú ý không để rễ cây không bị dập, hư hỏng. Cây ưa sáng nên vị trí trồng nên chọn những khu vực thoáng mát, cây cảm nhận được ánh sáng mặt trời tốt nhất. Trước khi trồng nên đào hố trước, rải thêm xơ dừa bên dưới để tăng độ thoát nước. Cây trồng trong chậu cũng vậy, chuẩn bị đất trồng có rải thêm xơ dừa. Khi đánh cây kè bạc chúng ta nên dùng dụng cụ chuyên dụng để cắt bộ rễ cây liền mặt để bảo vệ  các mô rễ không bị hư và dập. Cây kè bạc nên được trồng ngay sau khi bứng cây để cây không bị kiệt sức và rễ cây nhanh phục hồi. Khi đặt cây vào hố hoặc chậu bạn phải loại bỏ hết các dây, túi bầu, túi nilon ở gốc cây. Dựng thẳng cây, lấp đất và nén chặt đất xung quanh gốc. Cuối cùng là tưới nước cấp ẩm cho cây. Sau khi trồng tưới thật đẫm nước và để một vài ngày thấy mặt đất se khô chúng ta mới tưới tiếp. Nếu trồng cây vào chậu thì chúng ta nên dùng đất trộn một phần chất khoáng, một phần than bùn và một phần đất trong chậu, chậu phải có lỗ thoát lớn để thoát nước tốt cho cây. Sau đó giảm lượng nước tưới chỉ khi thấy mặt chậu se khô ta mới tưới tiếp, khoảng 2-3 ngày tưới/ lần vào sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất, tránh tưới vào buổi trưa sẽ làm sốc cây. Nếu trồng cây Kè Bạc ở những nơi đón gió mạnh chúng ta có thể dùng cây chống giúp cây đứng vững, không bị ngả nghiêng, bật gốc.

Cây kè bạc tại vườn ươm 

6. Kỹ thuật chăm sóc cây kè bạc

Tưới nước: cây Kè Bạc không có khả năng chịu úng, bạn nên cấp nước vừa đủ cho cây, vào ngày có độ ẩm trời mát mẻ thì không cần tưới, tránh tình trạng cây bị thối gốc hoặc nhũn nhân.
Cắt tỉa, tạo tán: cần cắt những cành lá khô, héo. Bỏ cả lá, bẹ bị héo, khô vàng vừa tạo cảnh quan đẹp lại tránh cho sâu bệnh có hại cho cây lây lan.
Phân bón: vài tháng bón phân hữu cơ, phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân xanh rác mục…1 lần hoặc không cần tùy vào độ xanh tốt của cây.
Nhiệt độ: kè bạc là cây ưa sáng toàn phần, chịu được thời tiết nắng gắt nên dễ sống và dễ chăm.
Ánh sáng: vì là cây ưa sáng, ưa nắng nên bạn cần chú ý dọn cỏ hoặc phát quang xung quanh để cây nhận ánh sáng tốt nhất. Nếu trồng trong chậu thì nên đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiều nắng, ánh sáng để phục vụ quá trình sinh trưởng của cây.
>>>xem thêm: cây chay

6. Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ

Dù cây Kè Bạc rất ít sâu bệnh, nhưng vẫn có trường hợp xảy ra như rệp, nhện hoặc bệnh thối gốc, nhũn nhân. Nguyên nhân chủ yếu là từ môi trường sống và chế độ chăm sóc. Các bệnh thường gặp của cây kè bạc là rầy mềm, nhện, sâu cuốn lá, các loại sâu bọ nẹt xanh, nhện… gây hại làm giảm sức sống của cây. Do đó, cần được theo dõi, chăm sóc kỹ để có thể xử lý kịp thời. Để phòng và trừ bệnh nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chuyên dùng cho rầy rệp, bọ cánh cứng.

7. Giá cây kè bạc công trình

Nhiều vườn ươm hiện nay đang rao bán cây công trình độc đáo này, giá thành rất đa dạng. Điểm đặc biệt là giá cây giống Kè Bạc ở miền Bắc và miền Nam có sự chênh lệch đáng kể.
Bởi vì cây giống được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam sau đó được các vườn ươm ở khu vực phía Bắc mua về, phát sinh chi phí vận chuyển nên giá cao hơn. Ngoài ra, giá bán của cây Kè lá bạc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, kích thước, bán kính thân cây.Tại các vườn giống cây đạt chiều cao từ 50cm trở lên là đủ điều kiện rao bán. Tùy theo nhu cầu của công trình mà người mua sẽ được nhân viên tư vấn cụ thể. Cây nhỏ tuổi, kích thước nhỏ thì giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Những cây trường thành cao tới vài mét thì giá sẽ tính bằng tiền triệu.
 
Vận chuyển cây kè bạc đến quý khách hàng

8.Địa chỉ mua cây kè bạc công trình uy tín giá rẻ

Để có giống cây kè bạc và các loại cây trồng tốt và được tư vấn tận tình, mời quý khách tham khảo giống cây tại Cây cảnh Hoàng Gia. Cây cảnh Hoàng Gia là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp mức giá cạnh tranh cho cây kè bạc tại Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng chất lượng cây trồng tốt nhất, giá cả cạnh tranh thị trường. Đến với Cây cảnh Hoàng Gia, quý khách sẽ được thỏa sức lựa chọn các loại cây và giống cây vì chúng tôi có đầy đủ các loại cây cảnh đẹp, cây cổ thụ, cây ăn quả, cây bóng mát, cây xanh công trình, cây phong thủy trong nhà, ngoài trời, trồng viền, trồng nền….

Đến với Cây cảnh Hoàng Gia, quý khách sẽ được tư vấn nhiệt tình về cách trồng và chăm bón sản phẩm với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp và tận tâm với nghề.

Để biết thêm thông tin chi tiết, sở hữu cây xanh chất lượng, giá rẻ hãy liên hệ ngay với Cây cảnh Hoàng Gia theo số điện thoại hoặc CHAT trực tiếp với nhân viên bán hàng qua các kênh Zalo, Facebook của chúng tôi để được tư vấn. Cây cảnh Hoàng Gia, sự lựa chọn hàng đầu của nhà nông!

Chúc quý khách sức khỏe – an khang – tài lộc!

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: caycanhhoanggia.vn@gmail.com

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon