Được biết đến là loại cây đặc biệt chỉ sinh trưởng tại Việt Nam, cây Chay đang được rất nhiều người yêu cây săn lùng với mong muốn sở hữu cho ngôi nhà. Bởi nó không chỉ là loài cây nhiều công dụng từ tạo bóng mát, đến làm thực phẩm chữa bệnh. Cây chay còn là giống cây dễ trồng và chăm sóc rất phù hợp để làm cảnh, tạo bóng mát xanh mướt quanh năm tại các gia đình miền Bắc.
cây chay cổ thụ
1. Giới thiệu cây chay
Tên thường gọi: Cây Chay
Tên khoa học: Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep
Họ thực vật: Dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ: Mọc hoang dại tại các khu rừng thứ sinh nhiệt đới
Phân bổ: Cây có mặt tại Việt Nam ở khu vực miền Bắc. Đặc biệt sinh sống nhiều tại Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu… và kéo dài xuống khu vực miền Trung du duyên hải: Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Giang.
2. Đặc điểm cây chay
2.1 Đặc điểm hình thái
Thân: Cây chay thuộc giống cây gỗ lớn. Với các cây trưởng thành nó có thể cao tới 15m. Hình thái thân thẳng, nhẵn nhụi, màu xám, có nhiều nhánh cành tán lớn. Do đó, cây Chay thường được trồng khu vực thoáng đãng, diện tích trồng lớn. Tuy nhiên, hiện nay để có thể làm cảnh, thì người chăm sóc cây cần cắt tỉa thường xuyên để cây không quá um tùm.
Cành: Với cành non thường có nhiều lông hung mang màu vàng nhạt. Tuy nhiên, khi càng về già lông thường tiêu biến; cành trở nên nhẵn và có màu xám gần giống thân.
Lá: Cây chay có lá hình bầu dục có chiều dài từ 7-15 cm, chiều rộng trung bình 5-7cm. Lá có màu xanh với hai mặt khác nhau. Mặt trên thường nhẵn còn mặt dưới lại có nhiều lông tơ ngắn.
Hoa: Là giống cây có hoa đơn tính (có hoa đực và hoa cái riêng biệt trên cùng một cây). Cây chay thường bắt đầu ra hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4. Hoa thường được mọc dưới lá đơn độc từng bông.
Quả: Khi xanh quả có hình tròn màu xanh, có lớp lông mịn bao quanh. Màu sắc quả chuyển dần sang vàng khi chín, thịt bên trong thì có màu hồng. Vị quả chay thường có vị chua nhẹ nhưng khi ăn lại khá dễ chịu bởi mùi thơm và sự mềm mại của thịt quả.
đặc điểm quả chay
2.2 Đặc điểm sinh trưởng
Cây chay có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Cây có thể ra hoa ăn quả sau khoảng 2 năm khi trồng. Với thời gian sinh trưởng hàng năm:
Cây ra hoa vào tháng 3-4
Thời gian thu hoạch ăn quả: tháng 6-7
3. Công dụng, ý nghĩa của cây chay
3.1 Tạo bóng mát, trang trí nhà cửa:
Với đặc điểm thân cây cao, tán lá cây rộng, lá to xanh mướt rất phù hợp là cây trồng tạo bóng mát. Đặc biệt các các khu đô thị hoặc cây trồng trong sân vườn trường, biệt thự.
3.2 Giá trị dinh dưỡng:
Hầu hết các bộ phận từ cây chay chúng ta đều có thể sử dụng làm thức ăn. Trong đó, phổ biến nhất là quả Chay. Bạn có thể dùng ăn sống khi trái chín. Hoặc có thể là nguyên liệu nấu các món canh chua hoặc làm nước ép giải nhiệt vào mùa hè nóng bức.
Ngoài ra, vỏ cây chay từ xưa thường được các cụ bà ăn kèm lá trầu không để mang lại vị đắng nhè nhẹ. Bên cạnh đó, nếu tách hạt chay bạn cũng có thể rang lên để thưởng thức.
quả chay chín
3.3 Giá trị trong y học:
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học y học hiện đại cũng như trong đông y đã chỉ ra rằng các bộ phận của cây chay đem lại rất nhiều giá trị trong chữa bệnh. Có thể kể đến:
Trong cây Chay có tồn tại 4 hoạt chất hiếm: Artonkin, Maesopsin, Kaempferol và Alphitonin. Nó có tác dụng ức chế miễn dịch gây bệnh và chống viêm hiệu quả.
Hỗ trợ bệnh nhược cơ: Trong y học cổ truyền, các nhà thuốc vẫn sử dụng lá và rễ chay để giảm các cơn đau mỏi cơ, rong kinh,..
Hỗ trợ xương khớp, giảm đau lưng, chắc răng: Trong rễ chay có chưa các chất polyphenol, hợp chất tanin. Bên cạnh đó, lá cây chay cũng nhiều can xi. Đây là các chất làm giảm các bệnh lý liên quan đến xương.
Ngoài ra, quả Chay còn giúp thanh mát giải nhiệt cho cơ thể với những người nóng trong. Không những vậy, nó còn hỗ trợ tiêu hóa khi sử dụng trong bữa cơm hàng ngày; hoặc sử dụng để giúp giảm ho.
3.4 Ý nghĩa phong thủy:
Mặc dù chưa có nghiên cứu về ý nghĩa phong thủy thực sự của cây chay dành cho gia chủ sở hữu nó. Tuy nhiên trong dân gian vẫn lưu truyền, với gia đình có cây chay sẽ phát triển mạnh mẽ, sum vầy như loài cây này. Không những vậy, cây chay có hình dáng lớn tượng trưng cho người bảo vệ ngôi nhà, thể hiện sức mạnh vững chắc không gì lay chuyển.
4. Kỹ thuật trồng cây chay
Mặc dù có rất đặc biệt và nhiều công dụng, nhưng cây chay lại rất dễ trồng và chăm sóc. Bởi là cây nhiệt đới, nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta nên trồng nó vào mùa mưa.
4.1 Chọn giống
Để có một cây chay phát triển tốt nhanh ra hoa bạn cần lựa chọn được cây giống chất lượng. Một số tiêu chuẩn bạn có thể cân nhắc:
Cây giống bạn chọn nên cao từ 30-50cm.
Cây xanh, cành lá phát triển tốt
Không xuất hiện sâu bệnh
cây chay giống
4.2 Các phương pháp nhân giống
Cây chay có 2 phương pháp nhân giống chính:
Ươm hạt
Chiết cành
Tuy nhiên, hiện nay ươm hạt vẫn là phương pháp phổ biến được nhiều nhà sử dụng.
4.3 Quá trình trồng
Thời vụ: Cây chay có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên là loài cây ưa ẩm nên bạn có thể lựa chọn vào mùa mưa để giảm công chăm bón cũng như để cây phát triển tốt nhất.
Đất trồng: Chay ưa chuộng loại đất Feralit ở các khu vực miền núi hoặc trong rừng. Tuy nhiên, nếu bạn trồng tại nhà nên chọn đất sâu dày nhiều mùn có thể thoát nước tốt.
Mật độ: Để phát triển tốt nhất, hố trồng cây nên có kích thước 40x40x40 (cm). Là loài cây ưa sáng, thoáng nên khoảng cách các gốc tối thiểu 5m.
Cách trồng: Trước tiên bạn đào hố trước, để hả 1 tháng. Sau đó, bạn bón lót một lượng phân NPK vừa đủ kết hợp với phân Lân và vôi bột khử trùng trước khi hạ cây trồng. Lưu ý, hỗn hợp trộn được ủ 1 tháng trước khi bón.
cây chay công trình
5. Kỹ thuật chăm sóc cây chay
Mặc dù là loại cây dạng cổ thủ không tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, để phát mạnh khỏe, cây ra nhiều hoa và quả thì bạn vẫn nên chăm sóc định kỳ. Một số lưu ý khi chăm sóc cây chay như sau:
Hoạt động tưới nước: Là giống cây ưa ẩm. Do đó, vào mùa nóng bức bạn cần bổ sung thêm nước cho cây. Đặc biệt vào những ngày khô hanh lâu không có mưa hoặc vào giai đoạn cây ra hoa đậu quả. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng việc tưới nước sẽ dễ khiến ngập úng dẫn đến thối rễ. Vì vậy, vào những giai đoạn mưa kéo dài bạn cần “tháo nước” cho cây bằng việc xới xáo thường xuyên. Cũng như không trồng cây vào vị trí trũng.
Bón phân: Thường trong quá trình cây phát triển bạn không cần bổ sung thêm phân bón cho cây. Tuy nhiên, để cây cho nhiều hoa và trái thì đầu mùa vụ bạn có thể bỏ thêm một số loại phân hữu cơ tổng hợp khác hàng năm.
Cắt tỉa cành, tạo hình nếu muốn: Nếu bạn chỉ có mong muốn trồng cây để tạo bóng mát và ăn quả thì chỉ cần chủ ý cắt tỉa cành thừa, yếu kém. Tuy nhiên, nếu bạn là người chơi cây, muốn sử dụng cây chay làm cây cảnh trang trí thì đây được coi là kỹ thuật quan trọng tạo ra hình thái và phom dáng sau này của cây chay. Việc cắt tỉa sẽ giúp cây mọc phát triển theo mong muốn của chủ nhà. Ngoài ra, với người chơi cây và trồng chay với mục đích trang trí thẩm mỹ có thể sử dụng kỹ thuật uốn khi cây còn non tuổi.
Phòng trừ cỏ dại: Để ngăn ngừa cây cỏ dại mọc sẽ hút chất dinh dưỡng của cây. Người trồng cần thường xuyên xới đất làm cỏ nếu có thường vào mùa xuân và sau mùa thu hoạch. Bên cạnh đó, để giảm cỏ mọc bạn có thể sử dụng cỏ khô, rác để phủ lên gốc cây chay.
6.Các bệnh thường gặp ở cây chay và cách phòng trừ
Cây chay là loài cây lớn vì vậy cũng tương đối khỏe mạnh và ít gặp sâu bệnh. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một vài loại sâu đục quả và thối rễ tấn công cây. Để diệt trừ các loại sâu này, người trồng có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
Với trường hợp thối rễ, bạn nhanh chóng xới đất thêm đất khô hút nước để rễ cây nhanh khô ráo.
Và đặc biệt, người trồng vẫn nên thường xuyên theo dõi, chăm sóc định kỳ để cây có thể khỏe mạnh tự nhiên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giống cây Chay tại Việt Nam. Qua đây, ta nhận thấy đây là giống cây dù mộc mạc nhưng đầy công năng. Không những vậy lại dễ chăm sóc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sở hữu loài cây này trong gia đình. Để có thể mua được cây chay đẹp, khỏe mạnh bạn có thể đặt mua ngay tại: https://caycanhhoanggia.vn/ . Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp, hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến cây cảnh cho các gia đình cũng như dự án. Liên hệ hotline 0917 030 393 để được Cây Cảnh Hoàng Gia tư vấn ngay!