Rất nhiều người khi nói đến cây Bồ Đề sẽ nghĩ ngay đến đây là một loại cây tâm linh, chưa thực sự hiểu hết về thông tin và giá trị mà loại cây này mang lại. Dẫn đến có rất nhiều băn khoăn thắc mắc về cây bồ đề. Qua nội dung bài viết sau đây xin giải thích những thắc mắc của bạn đọc về cây bồ đề một cách chi tiết và cặn kẽ nhất.
1. Cây bồ đề là cây như thế nảo?
Đối với những người chưa biết hoặc hiểu mơ hồ về cây bồ đề chắc chắn sẽ có thắc mắc cụ thể về đây là loại cây gì.
Bạn có thể hiểu khái quát những thông tin về cây bồ đề như sau:
-
Cây bồ đề còn được gọi với cái tên cây đề hay cây giác ngộ.
-
Tên khoa học là Ficus Religiosa, họ thực vật Moraceae, thuộc chi đa đề.
-
Nguồn gốc xuất xứ là Ấn Độ và Tây Nam Trung Quốc.
-
Tại nước ta, Bồ Đề phân bố rộng tại nhiều tỉnh thành, thường gặp nhiều nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
2. Đặc điểm của cây bồ đề
-
Cây đề là loại cây thân gỗ, có đường kính và kích thước khá lớn. Đây là loại cây ưa ánh sáng, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh.
-
Lá bồ đề là loại lá đơn, mọc cách nhau, hình trái tim. Khi lá non thì sẽ có màu nhạt hơi đỏ, khi lá già sẽ chuyển sang màu xanh nhạt. Bồ đề có tán lá rộng và rậm rạp
-
Hoa bồ đề mọc thành cụm trên thân, có kích thước khá nhỏ. Hoa cho màu đỏ rất bắt mắt.
-
Quả đề mọc thành chùm dính vào thân, quả non có màu xanh lục, khi quả chín thì có màu tím.
-
Bồ đề là loại cây phân cành, phân nhánh nhiều, từ thân chính sẽ mọc ra nhiều rễ phụ cắm xuống đất.
Thời kỳ rụng lá, ngừng sinh trưởng của cây đề vào khoảng từ tháng 11-12 đến tháng 1-2 năm sau.
>>>xem thêm: cây hoa nguyệt quế
3. Cây bồ đề có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Bồ đề có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể là:
Sát trùng vết thương
Bạn lấy chồi non và lá của cây đề, rửa sạch và giã lấy nước. Sau đó sử dụng bông thấm nước rồi thoa lên vết thương để sát trùng.
Chữa ho
Bạn lấy một ít nhựa cây bồ đề pha với mật ong, sử dụng từ 3 – 4 lần/ ngày để giảm triệu chứng ho một cách nhanh chóng.
Giảm đau răng
Bạn lấy một nắm lá bồ đề, rửa sạch, sau đó đem sắc lấy nước. Người bị đau nhức răng ngậm hoặc súc miệng hàng ngày để giảm cảm giác đau nhức.
Chữa đau nhức xương khớp
Sử dụng nhựa cây bồ đề đun nóng thành chất lỏng, sau đó đem trộn với thịt heo theo tỷ lệ 1:2. Cho thịt vào ống tre rồi đặt trên bếp lửa. Sau đó đặt miệng ống tre hướng về vị trí khớp xương bị đau để hơi nóng bốc lên xoa cơn đau khớp.
Chữa viêm phế quản
Lấy nhựa cây bồ đề đem tán thành bột mịn, rồi hòa cùng với 1 ít rượu. Trộn thêm siro và lắc đều hỗn hợp. Mỗi ngày uống làm 2 lần, từ 10 – 20g để cho hiệu quả tốt nhất.
Chữa triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh
Nhựa cây đề đem tán thành bột mịn, sau đó hòa cùng với nước sôi và uống hàng ngày.
Chữa đau bụng, thống phong, thổ tả
Đem nhựa cây bồ đề đun nóng đến khi tan chảy hoàn toàn. Chia chất lỏng làm 2 lần để sử dụng trong ngày.
4. Lợi ích khi trồng cây bồ đề
Lợi ích đầu tiên dễ nhận thấy nhất khi trồng cây giác ngộ đó là tạo bóng mát cho không gian xung quanh cây. Đó có thể là trên đường phố, công viên, quán cà phê hay nhà hàng… Với tán lá rộng, cây bồ đề rất thích hợp để trồng cho bóng mát, mang đến không gian dễ chịu, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức.
Ngoài ra, hiện nay bồ đề còn được tạo thế, uốn cành để làm cây cảnh hay bonsai để trang trí không gian sân vườn, trước cửa nhà hay tại nhà hàng, khách sạn, công ty…
Bồ đề có tác dụng điều hòa, thanh lọc không khí, giảm tiếng ồn nên đây là loại cây trồng rất có lợi cho môi trường.
Những cây bồ đề lớn, lâu năm được khai thác lấy gỗ sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất hay đồ gia dụng. Thớ gỗ cây bồ đề mịn, ít bị cong vênh và có độ bền cao.
Nhựa cây giác ngộ bên cạnh việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau thì còn được chiết xuất làm tinh dầu thơm, nước hoa bởi nó có hương thơm nhẹ nhàng.
>>>có thể bạn quan tâm: cây sen đất
5. Cây bồ đề mang ý nghĩa phong thủy như thế nào?
Rất nhiều người khi nói đến cây giác ngộ là nghĩ ngay đến đây là loại cây tâm linh, mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Tuy nhiên chưa thực sự hiểu rõ về ý nghĩa của loại cây này.
Bồ đề là cây có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo. Theo ngôn ngữ phật giáo, bồ đề chính là thức tỉnh, giác ngộ hay trí tuệ.
Cây giác ngộ đề gắn liền với quá trình tu hành của đức Phật. Dưới gốc cây bồ đề, đức phật đã ngồi thiền định và từng bước giác ngộ giáo lý nhà phật và tu thành chính quả.
Theo phong thủy, cây bồ đề tượng trưng cho sự cảnh tỉnh, lối sống ngay thẳng, thánh thiện. Mang đến nhiều điều tốt đẹp, may mắn, bình an cho người trồng. Ngoài ra bồ đề còn xua đuổi tà ma quấy nhiễu.
Lá đề có hình dạng trái tim thể hiện được tình cảm, sự ấm áp, dạt dào tình thương, sự từ bi của đức Phật dành cho chúng sinh.
Trồng cây giác ngộ còn giúp cho mỗi người hướng đến cái thiện, tích công đức cho cuộc sống hiện tại và sau này.
6. Kỹ thuật trồng cây bồ đề như thế nào?
Chọn giống: Hạt bồ đề sau khi được thu hoạch sẽ được phân loại và bảo. Sau đó sẽ được đem ươm mầm.
Nhân giống: Tiến hành ngâm hạt vào nước lã, lấy hạt chìm ngâm trong nước với 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh trong thời gian từ 3 - 6 tiếng. Tiếp tục ủ từ 1-2 ngày sau đó đem gieo. Khi hạt nảy mầm đem cấy ngay mà không cần chờ đợi
Lưu ý cần giữ ẩm thường xuyên cho bầu. Khi cây có 2 lá mầm, cần dỡ bỏ giàn che, chăm sóc đến lúc đem trồng.
Cách trồng: Tiến hành cuốc hố đất với kích thước lần lượt là 20x20x30cm. Sau khi cuốc hố, tiến hành gieo ngay. Trong mỗi hố gieo 5-6 hạt đặt cách nhau 5cm, lấp dày 2cm. Thời vụ gieo hạt thích hợp là từ tháng 10 đến tháng 12. Lưu ý không gieo hạt quá muộn tới tháng 2 dương lịch.
Trồng cây bồ đề từ cây thân cụt:
Đây là cách trồng ít phổ biến hơn. Theo đó cây thân cụt được lấy từ cây gieo ươm đảm bảo tiêu chuẩn có tuổi đởi trên dước 1 năm, chiều cao từ 1,2 - 1,5m, đường kính gốc từ 1 - 2cm.
Tiến hành cắt bỏ thân, giữ lại một đoạn dài 3 - 5cm tính từ cổ rễ. Cần đào hố rộng 35 - 40cm, sâu 30cm. Thời điểm trồng thích hợp là từ tháng 1 – tháng 2. Chú ý trong quá trình trồng không để rễ bị cong. Cần lấp đất kín cổ rễ, chỉ chừa lại phần thân trên mặt đất từ 2 - 3cm.
trồng cây bồ đề công trình
7. Chăm sóc cây đề đúng phương pháp như thế nào?
Để giúp cho cây bồ đề sinh trưởng và phát triển mạnh thì người trồng cần quan tâm đến những yếu tố sau:
Ánh sáng: Cây đề là loại cây ưa sáng nên ánh sáng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây. Khi trồng cần đặt cây ở vị trí quang đãng, đón được ánh sáng mặt trời. Thường xuyên dọn sạch cỏ dưới gốc cây, phát quang cành lá cao để ánh sáng có thể chiếu xuống gốc cây.
Nhiệt độ: Cây bồ đề có khả năng chịu được lạnh khá tốt, nhưng không chịu được nhiệt độ cao. Cây phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 35 độ C.
Nước tưới: Khi mới trồng cây cần giữ cho đất của cây luôn ẩm nên cần thường xuyên tưới nước. Tuy nhiên lượng nước tưới mỗi lần vừa phải, không tưới quá nhiều, khiến cây không kịp thoát nước, thối rễ, lâu dần sẽ chết.
Định kỳ ngày tưới nước 1 lần vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Không tưới cây vào buổi trưa, lúc nhiệt độ cao có thể khiến cây bị sốc nhiệt và héo úa.
Khi cây đã trưởng thành cần hạn chế lượng nước tưới. Nếu có mưa thường xuyên thì bạn không cần tưới nước cho cây. Tuy nhiên trong những ngày hè nhiệt độ cao, khô hạn dài ngày thì vẫn cần bổ sung nước tưới đều đặn để tránh cho cây bị héo úa.
Phân bón: Sử dụng phân bón còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Trong những tháng đầu mới trồng cây thì nên bón phân xanh thường xuyên cho cây. Khi cây trồng được từ 6 tháng – 1 năm thì sử dụng phân N-P-K để bón cho cây, giúp cho cây phát triển nhanh và tốt hơn.
Cắt tỉa cành lá: Cần phải thường xuyên dọn sạch cỏ dại mọc xung quanh gốc cây để tránh bị mất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần thường xuyên cắt tỉa những cành lá bị sâu, khô héo để giúp cho cây có dáng đẹp và phát triển nhanh hơn.
Phòng trừ sâu bệnh: Bồ đề là loại cây có khả năng phát triển mạnh, ít bị sâu bệnh tấn công. Một số loại sâu ăn lá, sâu đục thân, nhện đỏ… có thể làm hại cây, người trồng cần chú ý chăm sóc và loại bỏ những loại sâu này ngay khi phát hiện.
Nếu tình trạng sâu bệnh nghiêm trọng thì người trồng có thể sử dụng 1 số loại thuốc trừ sâu như: Topsin M; regent; score…
Ngoài ra, trong quá trình phát triển, cây đề có thể gặp hiện tượng vàng lá. Lúc này người trồng cần kiểm tra lượng nước tưới, nhiệt độ, ánh sáng cũng như chế độ dinh dưỡng cho cây trồng đã phù hợp chưa.
Do bồ đề là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, nên người trồng cũng không mất quá nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên đối với những người mới trồng loại cây này vẫn cần tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước hoặc từ những chuyên gia cây trồng hướng dẫn.
Qua nội dung bài viết bạn đọc đã được giải đáp các thắc mắc liên quan đến cây Bồ Đề. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các thông tin bổ ích để bạn đọc chăm sóc cây bồ đề đúng phương pháp, cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
8. Địa chỉ mua cây bồ đề uy tín giá tốt
Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp và trồng bảo hành cây bồ đề, cây bồ đề công trình, cổ thụ đường kính từ 10cm-2m, chiều cao từ 3-12m. Các cây được tuyển chọn và dâm ủ kĩ lưỡng, trồng xong có tán luôn.
Hiện nay, ngoài giống cây bồ đề, cây công trình, chúng tôi còn mang đến cho quý khách rất nhiều giống cây cổ thụ, cây cảnh đẹp, cây trồng đô thị, độc đáo như cây trà mi, cây lựu quả đỏ, cây muồng hoa đào .... Caycanhoanggia.vn – chúng tôi tự hào là công ty cây xanh hàng đầu Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm giúp đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của quý khách hàng.
-
Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo kiến thức bài bản.
-
Các giống cây trồng đa dạng, thoả mãn mọi nhu cầu của quý khách hàng.
-
Chất lượng cây khoẻ mạnh, các cây được tuyển chọn kỹ lưỡng về hình dáng, chất lượng quả, có thể nhanh chóng thích nghi với các môi trường sống mới.
-
Giá cả bán cây xanh tốt nhất thị trường hiện nay.
Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0917 030 393 và địa chỉ dưới đây để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi lớn.