Menu

CÂY NGUYỆT QUẾ

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây nguyệt quế cảnh, cây nguyệt quế bonsai, cây nguyệt quế công trình. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh.

LIÊN HỆ HOTLINE 0917030393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


Cây hoa nguyệt quế là cây cảnh tài lộc, được người Hy Lạp cổ đại làm thành vòng nguyệt quế làm  “phần thưởng” cho người chiến thắng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua cây trồng hoặc tìm hiểu về cách trồng cây hoa nguyệt quế, bài viết này đích thực là dành cho bạn rồi. 

Người thạo về cây cảnh phong thủy còn ưu ái đặt tên cho loài hoa này là biểu tượng của uy quyền và vinh quang. Vậy ý nghĩa tươi đẹp của cây hoa nguyệt quế bắt nguồn từ đâu?

cay-nguyet-que-co-thu-dep

1. Giới thiệu cây nguyệt quế

Nguyệt quế hay còn có tên gọi khác là nguyệt quới, có tên khoa học Murraya paniculata và thuộc họ nhà cam. Nguyệt quế là loài cây rất khó lẫn lộn dù là trong một rừng cây hoa trắng muốt. Hoa có màu trắng tinh như hoa cam hoa bưởi, tỏa ra thứ hương thơm ngào ngạt, thanh mát. 

Cây hoa nguyệt quế được biết đến với 3 loại: cây nguyệt quế lá lớn, cây nguyệt quế lá nhỏ và cây thân xoắn. Nếu bạn thích vẻ đẹp mộc mạc và thanh tao của hoa thì dù là cây lá lớn hay cây lá nhỏ, thân bình thường hay dạng xoắn đặc biệt, cũng đều không thành vấn đề.  

Nguyệt quế có nguồn gốc từ các nước Châu Á, những vùng có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở các khu rừng xanh và nhiều nhất là khu vực gần ven suối, ven sông. Cây hoa nguyệt quế thích sống trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó nước ta là một đất nước rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

2. Đặc điểm của cây nguyệt quế

2.1. Đặc điểm hình thái 

Hoa nguyệt quế 

Hoa nguyệt quế có màu trắng thường có 5 cánh và cánh hoa có hình lông chim. Giống với cây bưởi, cây quýt, cam trong họ nhà Cam, hoa nguyệt quế thu hút chim bướm đến thụ phấn và kết quả.

Trong những năm gần đây, cây nguyệt quế được nhiều người quan tâm và săn lùng trên nhiều mặt trận. Bởi lẽ cây có nhiều khá nhiều công dụng. Cây lá lớn có nhiều công dụng nhất trong điều trị bệnh. Cây còn đem lại giá trị về mặt kinh tế lớn nếu thân cây có một dáng đẹp.

hoa-nguyet-que

Thân nguyệt quế

Nguyệt quế là một loài cây thân gỗ dạng bụi lớn với lá thường xanh và đặc biệt là có mùi thơm. Cây có thể cao tới 8–10 m. 

Lá và quả nguyệt quế 

Lá nguyệt quế dài khoảng 6–12cm và rộng từ 2–4 cm, với mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn là một đặc điểm giúp dễ dàng nhận diện. 

Là loài cây ra hoa, kết quả, quả nguyệt quế có màu xanh, có đốm nhỏ khi còn non và chuyển dần cam sang đỏ khi chín.

2.2. Đặc điểm sinh trưởng

Cây nguyệt quế có nhiều đặc điểm sinh trưởng phù hợp với khí hậu ở nước ta,  do đó được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành. 

Cây không ưa ánh sáng mạnh do đó nên làm bạt lưới, tấm vải che nắng cho cây.

Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển: 20-270C.

Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất trồng khác nhau. 

cay-nguyet-que-trong-canh-quan

2.3. Các giống cây nguyệt quế được trồng phổ biến ở nước ta

Nguyệt quế hiện có 3 loại được trồng phổ biến:

- Nguyệt quế lá lớn

- Nguyệt quế lá nhỏ

- Nguyệt quế thân xoắn

Hiện nay được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. 

>>>xem thêm: cây xanh trồng biệt thự

3. Có thể bạn chưa biết hết công dụng của cây nguyệt quế

 3.1. Làm thuốc chữa bệnh

- Giảm đau chống viêm

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, cây nguyệt quế có chứa các thành phần myrcene và eugenol – đây là 2 hợp chất mang hoạt tính kháng viêm.

Trong một nghiên cứu đã được đăng trên tập san học thuật năm 2003, tinh dầu được thử nghiệm trên chuột nhắt. Kết quả cho thấy rằng tác dụng giảm đau và chống viêm của tinh dầu tương đương với thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid tham khảo: morphin và piroxicam.

 - Thư giãn, làm tinh thần thoải mái

Lá nguyệt quế chứa hợp chất có tên linalool – một ancol bậc 3 là một chất có khả năng trấn an tinh thần, đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Hơn nữa sắc hoa màu trắng tinh khôi, trong năm lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy hoa nở, điều đó đem lại cảm giác thoáng đãng và không gian thư giãn cho mọi người.

- Tốt cho hệ hô hấp

Xông hơi cùng với lá cây nguyệt quế hoặc dùng tinh dầu nguyệt quế hỗ trợ chữa trị ho và cảm lạnh.

- Chống co giật

Methyleugenol, eugenol và pinen là 3 thành phần đặc biệt có trong tinh dầu của lá cây nguyệt quế - có tác dụng chống co giật. Ở liều chống co giật, tinh dầu tạo ra tác dụng an thần và làm giảm khả năng vận động, từ đó giúp người bệnh ổn định hơn.

 3.2. Làm gia vị cho các món ăn

Nếu bạn muốn tăng vị đậm đà cho món ăn, thì lá cây nguyệt quế là một sự lựa chọn sáng suốt. Vì thuộc họ nhà cam, bưởi nên lá cây có mùi thơm và được chế biến cùng với các món như: ngỗng nướng, sườn nướng phô mai, chân giò hầm coca, bò sốt vang, cơm gà biryani, súp gumbo hải sản…

4. Ý nghĩa của cây nguyệt quế

Nguyệt quế được nhiều người biết đến là loài cây tài lộc, cây mà khi nhắc đến sự may mắn và hanh thông, người ta khó lòng mà nghĩ đến một loài cây nào khác. Bên cạnh ý nghĩa hoa cây cảnh đẹp, cây nguyệt quế còn dùng để làm thuốc và tạo hương vị thơm ngon trong các món ăn.

4.1. Ý nghĩa phong thủy

Nhiều người tin rằng, nguyệt quế giúp xua đuổi tà ma và cái xấu. Họ còn tin rằng, nguyệt quế là cây tài lộc, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, thành đạt, gặt hái nhiều thành công nếu trồng cây xanh trong nhà, sân vườn. Niềm tin này hoàn toàn là có căn cứ bởi vì chúng bắt nguồn từ một sự tích xưa của người Hy Lạp.

cay-nguyet-que-bonsai-dep

4.2. Nên trồng cây ở vị trí nào trong sân vườn cho hợp phong thủy?

Theo nhận định của các chuyên gia phong thủy thì cây nguyệt quế hợp đặc biệt hợp với những người tuổi Thân, mệnh Hỏa. Khi họ trồng cây nguyệt quế trước nhà sẽ có nhiều cơ hội để chạm đến đỉnh cao của vinh quang, mang nhiều tài lộc về cho gia chủ.

4.3. Hoa nguyệt quế là biểu tượng của sự vinh quang, thắng lợi. 

Đối với người Hy Lạp cổ đại xưa, cây hoa nguyệt quế là một biểu tượng của vinh quang, thắng lợi. Ngày xưa, họ ta kết cây thành vòng giống như vương miện. “Vương miện” này như là một phần thưởng hết mực cao quý dành tặng cho người chiến thắng trong các cuộc thi thể thao, Olympic…

Ngày nay, Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh của cây nguyệt quế để chế tác ra vòng nguyệt quế - phần thưởng dành cho thí sinh chiến thắng trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia.

>>>có thể bạn quan tâm: cây mít cổ thụ

5. Kỹ thuật trồng cây nguyệt quế 

5.1. Chọn giống cây nguyệt quế

Giống cây nguyệt quế tốt, đạt chuẩn không sâu bệnh là tiền đề để tạo ra một cây nguyệt quế trưởng thành sau này. Do đó, khâu chọn giống đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 

Nếu chọn mua cây giống từ nhà vườn, đầu tiên bạn cần chọn nhà vườn uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chọn cây khỏe - đẹp và tăng trưởng tốt. 

Nếu bạn muốn tự nhân giống cây nguyệt quế thì phương pháp ghép mắt là một sự lựa chọn đem lại hiệu quả cao, cây nguyệt quế phát triển trong thời gian ngắn. 

 ban-cay-nguyet-que-cong-trinh 

cay-nguyet-que

5.2. Các phương pháp nhân giống 

Có nhiều phương pháp được sử dụng để trồng cây nguyệt quế: gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng nhiều nhất để trồng cây nguyệt quế phong thủy là kỹ thuật ghép mắt. 

5.3. Quy trình trồng cây nguyệt quế

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng

Cây nguyệt quế thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng nên chọn đất thịt, màu mỡ, khả năng thoát nước tốt để tạo một môi trường tốt nhất cho cây phát triển. Độ PH phù hợp là khoảng từ 4 đến 7.

Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu thường xuyên, khoảng 4 tháng một lần

Bước 2: Bón phân cho đất

Sử dụng mùn cưa, xơ dừa, trấu hoặc phân chuồng ủ mục để cây  hoa nguyệt quế luôn phát triển tươi tốt.

Bón phân khoảng 1-2 tháng/ lần. Ngoài phân hữu cơ, phân xanh, bạn có thể bổ sung thêm phân vô cơ NPK để tăng hiệu quả trồng trọt.

Bước 3: Chuẩn bị khu vực có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp 

Cây không ưa ánh sáng mạnh do đó nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào lúc sáng sớm và chiều tà. Đối với cây nguyệt quế cổ thụ hay nguyệt quế trồng trong chậu lớn đặt trong sân vườn thì nên làm bạt lưới, tấm vải che nắng cho cây.

Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển: 20-270C.

Cây nguyệt quế có thể phát triển ngay trong cả môi trường 390C nhưng mức độ xanh tươi sẽ không sánh được so với nhiệt độ môi trường lí tưởng. 

Bước 4: Trồng cây 

Trước khi trồng cây cần lưu ý: 

- Cắt bỏ lớp vỏ bầu bọc bên ngoài rễ cây.

- Trồng cây vào chính giữa hố hoặc chậu đã chuẩn bị. Phủ đất lên, ấn chặt và tưới nước để giữ ẩm cho đất.  

Bước 5: Tưới nước và bón phân 

Ông bà ta có câu “Nhất nước - nhì phân - tam cần – tứ giống”, nước là một trong 4 yếu tố quan trọng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nhưng tưới nước bao nhiêu thì vừa đủ cho cây?

Bạn nên nhớ:

- Một ngày tưới khoảng 2 lần.

- Tưới ít nước vào mùa mưa, nhiều hơn vào mùa khô.

cay-nguyet-que

6. Chăm sóc cây nguyệt quế đúng - rước tài lộc về nhà 

Cây nguyệt quế lá nhỏ được nhiều người ưa chuộng trồng trong sân nhà để trang trí. Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần lưu ý để cây được phát triển tốt, lá xum xuê và ra hoa cho mùi thơm ngào ngạt.

6.1. Cắt tỉa khéo léo

- Cần cắt bỏ những cành lá héo, bị vàng sâu bệnh hay quá già để tạo độ thoáng cho cây.

- Bấm cành tạo dáng cho cây hoa nguyệt quế. Khi cây còn nhỏ, bạn có thể uốn cành cây hoặc thân cây để cây phát triển theo hướng mà mình mong muốn.

6.2. Bắt sâu bệnh

Cây nguyệt quế không khố trồng nếu bạn biết các kỹ thuật trồng cây đúng cách và dành một chút thời gian để “chơi với cây”. Cây rất ít khi bị lũ sâu bệnh “ghé thăm”, nhưng bạn cũng nên quan sát thường xuyên và cẩn thận để bắt sâu bọ kịp thời nhằm bảo vệ cây.

7. Dự phòng một số bệnh cho cây nguyệt quế 

Để chăm sóc cây nguyệt quế tốt, bạn cần dành một ít thời gian trong ngày, đều đặn cho chúng. Mặc dù cây rất ít khi bị sâu bệnh nhưng nếu bạn trồng cây không đúng kỹ thuật, cây dễ dàng bị phá bởi bọn sâu ăn  lá, sâu đục thân và lũ rầy.

Một số bệnh mà cây nguyệt quế có thể mắc phải đó là:

7.1. Bệnh rầy chổng cánh

- Dấu hiệu nhận biết cây bị rầy chổng cánh

Những con rầy trưởng thành có màu nâu xen với vệt trắng và chiều dài khoảng 3mm. Khi ký sinh trên cây, cánh của chúng thường chổng ngược lên một góc 45 độ so với bề mặt lá nên mới có tên là rầy chổng cánh.

- Cách chữa trị

Rầy sinh trưởng rất nhanh do đó cũng rất dễ lây lan sang vị trí khác trên cây. Khi phát hiện cây cảnh tài lộc của mình đang có rầy phát triển, hãy phun thuốc diệt rầy ngay để phục hồi sức sống cho cây nguyệt quế.

7.2. Bệnh loét trên cây nguyệt quế

- Dấu hiệu nhận biết

Bệnh loét trên cây nguyệt quế do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.citri  và có những dấu hiệu tương đối rõ rệt mà bạn có thể nhận biết dễ dàng. Đầu tiền, lá hoặc quả xuất hiện những vết nhỏ màu xanh đậm, sau đó những vết chuyển sang màu nâu nhạt mọc nhô lên trên bề mặt lá hoặc trái.

- Cách chữa trị

Nếu bạn dành thời gian chăm sóc cây nguyệt quế mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường này. Sau đó, là nhanh chóng loại bỏ những cành có lá hoặc quả nguyệt quế bị bệnh trước khi chúng có cơ hội lây lan sang các bộ phận còn lại của cây.

Nếu trên cây có nhiều chỗ bị loét, bạn có thể dùng các loại thuốc diệt vi khuẩn, diệt nấm như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%) để phun cho cây.

7.3. Bệnh chết ngọn

Bệnh chết ngọn biết đến với các “triệu chứng” như: vàng ngọn, vàng lá hoặc  khô đọt từ trên xuống dưới và thường xuyên gặp phải trên cây nguyệt quế vào mùa hè.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chết ngọn, một trong số đó có thể là do: nấm, rễ bị khô… Hiện này chỉ có thể phòng bệnh cho cây nguyệt quế mà không điều trị được, cây rơi vào tình trạng “vô phương cứu chữa”.

Cắt bỏ những ngọn bị khô, bị vàng và chờ cây sinh ra ngọn mới. Nếu cây ra ngọn mới không bị khô nữa thì đó là một dấu hiệu tốt. Khi ngọn mới cũng bị khô, tức báo hiệu cây đang chết dần – chết mòn.

8. Giá bán cây nguyệt quế 

Nguyệt quế được gieo trồng hàng loạt tại các nhà vườn chuyên cung cấp cây xanh nên giá bán cây nguyệt quế giống tương đối dễ chịu, khoảng dưới 100 nghìn đồng một cây. Đối với cây nguyệt quế trưởng thành, tùy thuộc loại cây, đường kính thân cây mà giá bán có thể lên đến 1 triệu đồng. 

ban-cay-nguyet-que

9. Địa chỉ mua cây nguyệt quế đẹp uy tín, giá rẻ

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp và trồng bảo hành cây nguyệt quế công trình, cây nguyệt quế bonsai, cây nguyệt quế cổ thụ. Các cây được tuyển chọn và dâm ủ kĩ lưỡng, trồng xong có tán luôn. 
Hiện nay, ngoài giống cây nguyệt quế, cây công trình, chúng tôi còn mang đến cho quý khách rất nhiều giống cây cổ thụ, cây cảnh đẹp, cây trồng đô thị, độc đáo như cây chuông vàng, cây bàng đài loan, cây vối cổ thụ...
Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: caycanhhoanggia.vn@gmail.com

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon