Menu

CÂY THỊ

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp, quả ngon

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây thị cổ thụ, cây thị đại thụ, cây thị cổ thụ đẹp đường kính thân từ 20cm-2m, chiều cao từ 5-12m. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh

LIÊN HỆ HOTLINE: 0917 030 393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


Cây thị vẫn thường được người dân Việt Nam biết đến qua câu chuyện của cô Tấm. Ngoài giá trị về văn hóa thì cây thị còn có rất nhiều giá trị mà ít người biết đến. Những nhà nghiên cứu về cây cảnh thường khuyến khích mỗi nhà nên trồng một cây thị trong sân vườn. Vì sao lại như vậy?  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho mọi người về những giá trị tiềm ẩn của cây thị. 

cay-thi

1. Giới thiệu chi tiết về cây thị 

Cây thị còn có tên khoa học là Diospyros decandra. Đây là một loại cây ăn quả được trồng chủ yếu ở các vùng đất khí có hậu nhiệt đới. Cây thị đặc biệt phổ biến và là hình ảnh quen thuộc ở nhiều làng quê của Việt Nam.

2. Đặc điểm của cây thị 

2.1. Đặc điểm hình thái của cây thị 

Thị là dòng cây cổ thụ thân gỗ, có tuổi thọ cao. Ở Việt Nam có nhiều cây thị đã sống lên đến hàng ngàn năm tuổi. Loại cây này khi trưởng thành cao 5 - 6 mét. Có nhiều cây lâu năm có thể đến gần 20 mét. Lá thị có đặc điểm ngọn lá nhọn mũi, dài 6-8cm, rộng 3-4cm. Hoa thị rất đặc biệt, hoa có sắc trắng, thường mọc thành chùm. Cuống hoa thị chia thành 3 - 6 múi. 

Quả thị dáng tròn, dẹt, bên trong đặc ruột, có hạt, thường chia thành 6-8 mũi. Khi chín thị có màu vàng ươm, mùi thơm. Mọi người thường nghĩ thị không ăn được nhưng thực tế loại quả này sẽ rất ngon nếu biết cách thưởng thức. Hạt thị thường cứng, dài khoảng 3cm, thường được ngâm làm giống thị. 

qua-thi

2.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây thị

 

Cây thị được trồng bằng cách gieo hạt. Sự phát triển của cây thị thường được chia thành 3 giai đoạn: 

  • Giai đoạn mới trồng: Quá trình hạt nảy mầm và cây non phát triển xảy ra khá chậm chạp, từ từ. Khoảng 2 - 3 năm đầu, cây chỉ cao lên được khoảng 1m. Người chăm cần phải hết sức kiên nhẫn chờ cây sinh trưởng từ từ.

  • Trong những năm tiếp theo, tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu nhanh hơn. Cây trưởng thành khi chiều cao đạt đến khoảng 5 - 6m. 

  • Cây thị hàng năm đều trải qua các quá trình ra hoa, kết trái. Mùa thị chín thường xảy ra vào cuối mùa hè đến hết mùa thu.

3. Những công dụng mà cây thị mang lại 

Cây thị đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Ít ai biết được rằng các bộ phận trên cây đều có những công dụng riêng:

3.1. Kiến tạo không gian

Quả thị chín vàng ươm chứa tinh dầu mang mùi thơm thoang thoảng. Bạn có thể bỏ những quả thị vào chiếc giỏ nhỏ đặt trong phòng khách. Khi đó bạn sẽ thấy dễ chịu, thoải mái mỗi khi bước vào không gian nhà. Quả thị cũng có thể ăn được, nếu biết cách thưởng thức thì sẽ rất ngon. Tuy nhiên, người ta thường chỉ sử dụng quả thị với mục đích tạo hương thơm. 

Vỏ cây thị có tác dụng giúp lớp sơn mới mau khô. Người ta còn sử dụng ứng dụng này với mục đích là tạo hương thơm cho vách tường. Cách này cho thấy sự sáng tạo của người thợ sơn, tăng ấn tượng cho kiến trúc nhà. 

3.2. Cây vị thuốc 

Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền, lá thị có công dụng kích thích đánh hơi sớm. Nó được sử dụng như một bài thuốc dân gian trị táo bón, đầy bụng, khó tiêu cực hiệu quả. Lá thị rất tốt cho đường tiêu hóa. 

Theo nhiều nghiên cứu, trong hạt thị chứa hàm lượng flavonoid cao. Chất flavonoid có công dụng chính là chống lão hóa. Bạn có thể ngâm với trà để uống sẽ giúp da luôn hồng hào và căng mịn. 

3.3. Chế biến thực phẩm

Rễ cây thị thông qua chế biến đặc biệt cũng có thể dùng làm thức ăn. Người ta thường cắt vào mùa đông để chọn lựa những rễ cây chất lượng. Phần ăn được sẽ lớp vỏ trắng sâu bên trong lớp rễ sần sùi. 

4. Những giá trị tinh thần của cây thị mà ít người biết đến

Phần trên vừa đề cập cho mọi người đến những công dụng thiết thực của cây thị. Không chỉ vậy, thị còn mang đến cho chúng ta rất nhiều giá trị về tinh thần mà ít ai biết. Một số giá trị có thể kể đến như: 

4.1. Tạo cây cao, bóng mát

Cây thị có những lớp lá cây xếp xo le với nhau. Do vậy khi cây trưởng thành thường có tán to, rộng, che lấp cả một khoảng trời. Loại cây bóng mát này chắc chắn sẽ là chốn dừng chân râm mát trong những ngày hè nắng nóng. Do vậy, thị hay được trồng ở nhiều cổng chùa, cổng làng để người đi, người về có điểm nghỉ chân. 

trong-cay-thi

4.2. Tạo hương thơm

Tạo hương thơm thoang thoảng có lẽ là giá trị tinh thần mà ai ai cũng biết đến. Hương thơm của thị đã được biết đến qua câu nói của bà lão trong truyện cổ tích Tấm Cám: “Thị ơi, thị rụng bị bà, bà về bà ngửi, chứ bà không ăn.”. Đến mùa thị chín, dù đi ngang qua cây thị hay đặt những quả thị trong nhà, bạn cũng đều sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Mùi hương này cực kỳ đặc trưng, bạn có thể sẽ ấn tượng ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. 

qua-thi

4.3. Giá trị thẩm mỹ

Những người yêu thích cây cảnh cũng hay chuộng việc đặt một cây thị trong khuôn viên nhà. Có người trồng thị trong vườn để khi cây trưởng thành sẽ có dáng cây cao, tán rộng. Cũng có nhà trồng thị trong những chậu cây cảnh và tạo những thế cây theo ý thích. Dù là cây to hay cây bé đặt chậu thì mỗi cây đều có nét đẹp rất riêng. Chúng đều mang giá trị thẩm mỹ cao. 

4.4. Giá trị phong thủy 

Các chuyên gia phong thủy khuyên nên có một cây thị trong khuôn viên gia đình. Ngoài tạo hương thơm hay giá trị thẩm mỹ thì loại cây này còn có ý nghĩa phong thủy đẹp. Nhờ có mùi hương thoang thoảng mà người ta trồng thị với ý nghĩa mong con cháu trong gia đình có được tiếng thơm muôn đời. Đây là một giá trị, một nét đẹp mà cây thị mang đến. 

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian xưa, thị còn mang thêm ý nghĩa về tâm linh. Ta có thể sẽ bắt gặp hình ảnh cây thị rợp bóng ở một số đình, chùa. 

>>>xem thêm: cây sala-thala

5. Nên trồng cây thị như thế nào?

Cây thị nhiều giá trị là thế dẫn đến những người yêu cây cảnh cũng muốn dành một phần khuôn viên để trồng một cây. Tuy nhiên, trồng cây ở đâu cho đẹp, chọn giống như nào cho tốt cũng là vấn đề rất cần được chú trọng. 

5.1. Địa điểm thích hợp để trồng thị

Như đã biết, thị là một cây to, khi trưởng thành sẽ có tán lá rất rộng. Hơn nữa, đây còn là một cây sống lâu năm. Do đó, bạn phải chọn một vùng đất rộng, trống để trồng cây. Khu vực này còn phải thông thoáng, đảm bảo cho cây hứng được ánh nắng mặt trời. 

Bên cạnh đó, thị không nên trồng trước nhà. Có hai nguyên do dẫn đến việc này. Thứ nhất, cây thị to để trước cửa sẽ che mất ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà. Thứ hai, theo ý nghĩa phong thủy, tán cây to mà chắn trước cửa nhà sẽ ngăn cản dương khí đi vào trong nhà. Từ đó, sức khỏe hay công danh của gia chủ sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. 

Những yếu tố vừa phân tích trên cho thấy thị rất thích hợp để làm cây xanh sân vườn. Nếu có một khuôn viên rộng rãi, mọi người có thể trồng thị ở bên hoặc đằng sau căn nhà. Nếu nhà không có vườn thì có thể trồng thị trong một chậu cây cảnh để cạnh nhà. 

5.2. Cách chọn giống thị

Để trồng được một cây thị đẹp, khỏe thì bước chọn giống phải thật là tỉ mỉ và cẩn thận. Lựa chọn đúng giống sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc và giúp cây sinh trưởng tốt. Cũng giống như nhiều loại cây khác, chọn giống thị cũng cần chú ý một số điều sau: 

  • Chọn đúng giống cây. Đây là bước chọn giống đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Nếu chọn sai giống thì những bước chăm sóc phía sau có thể đều sẽ thành công cốc. 

  • Chọn loại giống có chất lượng, khả năng nảy mầm tốt. Bạn có thể không cần tốn quá nhiều công sức để chăm sóc cây mà cây vẫn có khả năng phát triển tốt. 

  • Chọn giống phù hợp điều kiện đất đai, canh tác. Không phải cứ giống khỏe, giống chất lượng thì có thể sống ở tất cả các loại đất. Trước khi mua giống, người trồng cây cũng cần nghiên cứu phần đất định trồng. Sau đó mới chọn loại giống phù hợp. 

  • Chọn giống không mang mầm mống sâu bệnh. Đây cũng là một trong các điều kiện giúp cây tăng khả năng đề kháng với các mầm mống bệnh khác. 

6. Chăm sóc cây thị có khó không?

Chăm sóc cây thị có khó khăn không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đắn đo. Câu trả lời ở đây là: không khó, nếu bạn để tâm và chăm sóc cây một cách cẩn thận. Thị là loại cây khá kén đất dẫn đến khó trồng. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể khiến loại cây cảnh này phát triển khỏe mạnh. Để làm được điều đó, người trồng cây cần phải biết những điều sau: 

  • Cây thị có đặc tính là một cây ưa sáng. Do đó, nên trồng loại cây cảnh to này trong điều kiện đủ ánh sáng và ánh mặt trời. Tuy sống ở những chỗ thiếu ánh sáng, cây vẫn phát triển được. Nhưng do không được quang hợp đầy đủ nên cây thường bé và có dáng không đẹp. 

  • Do cây là loài không ưa nước nên cần trồng ở những vùng đất cao, tránh chỗ đất ngập úng. 

  • Trong giai đoạn đầu mới trồng, cây nên chăm tưới nước 3-4 lần/tuần. Không cần thiết tưới cây quá nhiều lần. Cây được tưới quá nhiều nước có thể rơi vào tình trạng ngập úng, rất dễ bị chết cây. 

  • Cây nên được tưới vào buổi sáng sớm. Đặc biệt, không được tưới cây và lúc trưa nắng. Làm như vậy không giúp cây có đủ nước mà thậm chí sẽ làm hại ngược lại cây. 

  • Với tất cả loại cây, đất trồng là điều kiện cực kỳ quan trọng để cây sinh trưởng khỏe mạnh. Đất trồng phải được đảm bảo luôn tơi xốp, có độ ẩm đầy đủ. Như thế sẽ giúp rễ cây dễ dàng trao đổi oxy và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. 

 

>>>xem thêm: cây trứng gà cổ thụ

7. Các bệnh thường gặp ở cây thị và cách phòng trừ

7.1. Các loài sâu bệnh, rệp muội 

Sâu bệnh, rệp muội là căn bệnh mà hầu như loại cây nào cũng gặp phải. Chúng thường bám vào thân cây, lá cây và hút các chất dinh dưỡng của cây. Đồng thời, những sinh vật này bám và ăn lá cây còn làm giảm chất lượng quang hợp của cây. Từ đó dẫn đến tình trạng cây chậm phát triển.  

Để khắc phục tình trạng này, người chăm bón có thể tỉa bớt những lá bị sâu, rệp muội. Sau đó có thể bơm nước phun để rửa trôi rệp muội. Người chăm sóc có thể mua thuốc về phun để khắc phục tình trạng sâu bệnh. 

7.2 Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus

Ngoài sâu bệnh, rệp muội, cây thị có thể mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.  Chính những tác nhân sinh học này có thể gây biến đổi chức năng sinh lý của cây. Cây cũng có thể sẽ gặp các tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng,...

Thông thường, các bệnh do vi khuẩn, virus khi đã nhiễm thì rất khó khắc phục. Do đó, trước khi bị bệnh, người chăm sóc nên có những biện pháp phòng bệnh tốt. Trước khi trồng cây, người chọn giống cần tỉ mỉ, cẩn thận chọn loại giống khỏe, không mầm bệnh. Sau đó, cây cần được chăm bón hợp lý, làm sạch cỏ cho cây. Như vậy cây mới có thể phát triển bình thường. 

mua-cay-thi-co-thu

8. Giá mua cây thị có đắt không? 

Cây thị có nhiều công dụng với những giá trị tinh thần khác nhau. Với mỗi mục đích sử dụng mà người ta cũng tìm mua thị với những hình dáng, kích thước và giá trị khác nhau. Cụ thể là:

  • Cây thị bonsai: Với nhu cầu chơi cây cảnh ngày càng cao thì dòng thị này cũng mang giá trị rất lớn. Giá của những cây này có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu tùy vào dáng cây. 

  • Cây thị lấy rừng: Những loại cây này thường cao từ 3 - 4m, công dụng chủ yếu là để chế tạo các sản phẩm đồ gỗ. Giá cây thường rơi vào khoảng vài triệu trở lên. 

  • Cây thị cổ thụ: Dòng cổ thụ có thể có tuổi đời đến 700 năm. Người mua thường bị thu hút bởi giá trị lâu đời và sự đồ sộ của cây. Họ có thể bỏ đến khoảng chục tỷ đồng để mua những cây thị như thế này. 

9. Địa chỉ mua bán cây thị trưởng thành uy tín ở đâu?

Nếu bạn đang thích có một cây thị trong sân vườn và đang tìm cơ sở cung cấp cây uy tín, hãy đến với cây cảnh Hoàng Gia. Tại đây, chúng tôi cam kết:

  • Chuyên cung cấp những giống cây xanh - khỏe - đẹp.

  • Có đội ngũ am hiểu về cây cảnh hướng dẫn, tư vấn tận tình cách chọn và chăm sóc cây.

  • Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 

Bài viết đã cho ta thấy được những giá trị mà cây thị mang lại cả về vật chất và tinh thần như tạo hương thơm, thẩm mỹ và cả phong thủy. Chính vì nhiều lợi ích như vậy mà gia chủ nên trồng một cây trong sân vườn nhà mình. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về trồng cây cảnh, tìm nơi mua giống cây chất lượng, hãy liên hệ với Cây cảnh Hoàng Gia để biết thêm thông tin. 

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: caycanhhoanggia.vn@gmail.com

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon