Cây nhãn là một loại cây ăn quả quen thuộc, rất được yêu thích tại nước ta. Giống cây dễ trồng, cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây nhãn và cách trồng, chăm sóc cây tốt nhất. Đồng thời giới thiệu đến bạn địa chỉ mua bán cây xanh, cây nhãn chất lượng, giá thành hợp lý.
1. Giới thiệu về cây nhãn
Cây nhãn hay còn gọi là nhãn, long nhãn (mắt rồng), có danh pháp là Dimocarpus longan, thuộc họ Sapindaceae (họ Bồ Hòn). Cây có nguồn gốc xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc.
Nhãn thuộc loại cây nhiệt đới nên chủ yếu được trồng tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc… Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều và trở thành đặc sản vùng miền như nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Xuồng cơm vàng…
2. Đặc điểm hình thái cây nhãn
2.1. Thân cây
Cây nhãn thuộc loại cây ăn quả thân gỗ, tán rộng, sống lâu năm. Chiều cao trung bình của cây từ 13 – 15m. Thân cây có vỏ xù xì, màu xám sẫm, có nhiều cành nhánh nhỏ khẳng khiu mọc ra từ thân.
2.2. Rễ cây
Nhãn có rễ mọc xù xì, rễ cọc, ăn sâu vào trong lòng đất và lan rộng, rộng hơn tán lá 2 – 3 lần. Nếu nhãn được trồng trong thời tiết tốt, khí hậu phù hợp, đất đỏ tơi xốp, rễ phân nhánh nhiều và dài hơn, mọc theo kiểu đuôi chuột, có thể ăn sâu tới tận 4.5 – 5m. Ở rễ cây nhãn mùa ẩm thường có nấm cộng sinh.
Mỗi năm, nhãn có 3 đợt sinh trưởng rễ mạnh:
-
Đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 4: Lúc này rễ bắt đầu sinh trưởng nhưng ở mức độ ít.
-
Đợt 2 từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6: Đây chính là khoảng thời gian mà rễ sinh trưởng mạnh nhất do thời tiết nắng nóng, phù hợp với tính chất nhiệt đới của cây.
-
Đợt 3 từ tháng 9 đến tháng 10: Rễ cây sinh trưởng yếu dần, phụ thuộc chủ yếu vào loại đất trồng, nhiệt độ và độ ẩm của đất.
Rễ sinh trưởng khoẻ và mạnh nhất từ nhiệt độ 23 – 28 độ C, yếu dần từ 29 – 31 độ C hoặc dưới 10 độ C. Nếu nhiệt độ từ 33 độ C, rễ cây nhãn ngừng sinh trưởng. Một ngày rễ có thể dài thêm 1.5cm nếu được cung cấp đủ ẩm đất.
2.3. Lá cây
Lá cây nhãn có màu xanh sẫm, hình bầu dục, thuộc loại lá kép. Lá có đường gân nổi rõ ở mặt dưới, mọc so le nhau từ 7 – 9 lá ở một cuống. Trong đó, có một lá mọc ở đầu cuống, khi lá già sẽ chuyển sang vàng. Lá cây thường rụng vào cuối mùa thu.
2.4. Hoa và quả
Nhãn có hoa nhỏ, màu trắng ngả vàng. Hoa mọc thành chùm nhỏ và thường nở vào mùa xuân. Mỗi bông hoa sẽ đậu hai quả. Tuy nhiên, chỉ có một quả phát triển được và chín, quả còn lại không phát triển và bị teo, rụng.
Nhãn thường cho quả vào mùa hè. Tuỳ từng giống nhãn mà kích thước quả sẽ khác nhau. Khi chín, vỏ quả chuyển sang màu vàng, cùi nhãn màu trắng mọng nước, có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng riêng.
Hạt nhãn có đường kính khoảng 1cm, tròn và đen bóng. Hạt nằm bên trong cùi nhãn, vì vậy hay còn được gọi là mắt nhãn (long nhãn).
3. Đặc điểm sinh thái của cây nhãn
Cây nhãn là cây nhiệt đới và Á nhiệt đới, có tốc độ sinh trưởng và ra tán rất nhanh. Đây là cây ưa sáng, chịu hạn và chịu rét tốt. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 21 – 27 độ C. Mùa hoa nở cần nhiệt độ cao hơn, từ 25 – 31 độ C. Khi đến mùa đông, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện lý tưởng để nhãn phân hóa mầm hoa.
Cây nhãn cũng là loài cây ưa ẩm, không chịu được ngập úng. Lượng mưa thích hợp từ 1.300 – 1.600mm/năm. Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng nếu gặp tình trạng khô hạn kéo dài, cây có thể kém phát triển, ít ra hoa và khó đậu trái. Trong thời điểm nhãn đang nở hoa nếu gặp mưa khiến hoa rụng, tỉ lệ đậu quả sẽ kém đi.
Nhãn có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất cát pha, đất thịt đến đất nhiễm mặn, bazan,… trừ đất sét nặng. Đất thích hợp nhất để trồng cây vẫn là đất cát pha, đất cát, đất cồn và phù sa ven sông. Nồng độ pH đất nằm trong khoảng 5.5 – 6.5.
>>>xem thêm: cây chay cổ thụ
4. Một số loại nhãn phổ biến
Ở riêng Việt Nam, có rất nhiều giống nhãn khác nhau, phân biệt chủ yếu bởi chất lượng quả. Một số giống cây nhãn nổi tiếng như:
4.1. Nhãn lồng
Đây là một cái tên vô cùng quen thuộc của người dân Việt. Nhãn lồng nổi tiếng ở vùng đất Hưng Yên, thuộc nhóm cây khá cao, tán rộng, lá dày có màu xanh đậm, mép lá hơi quăn nhẹ. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, cho ra loại quả có cùi dày, hạt nhỏ, ăn ngọt đậm, giòn và khá thơm. Cây chịu rét tốt và không kén đất trồng.
4.2. Nhãn cùi vân
Cây nhãn cùi vân là giống nhãn cổ, có khả năng sinh trưởng khoẻ, lá màu xanh đậm, mép lá quăn nhiều. Quả có hình cầu hơi dẹt, vỏ màu nâu vàng. Khi quả chín có cùi dày, có những vân rõ nét trên cùi, ráo nước và giòn. Hạt khá nhỏ, độ ngọt và thơm kém hơn nhãn lồng, nhưng cũng là loại nhãn có giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu.
4.3. Nhãn tiêu da bò
Giống nhãn tiêu da bò là cây xanh sân vườn có nguồn gốc từ Huế, được nhân giống và trồng nhiều ở phía Nam. Đây được xem là đặc sản của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nhãn tiêu da bò sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt. Lá cây có bề mặt bóng loáng, đỉnh hơi nhọn và mép lá hơi gợn sóng.
Quả nhãn giống này có cùi dày, màu trắng đục, ăn ngọt. Trọng lượng quả từ 8 – 9g, tỷ lệ cùi là 65%.
4.4. Nhãn xuồng cơm vàng
Nhãn xuồng cơm vàng là giống nhãn nức tiếng ở các tỉnh phía Nam. Cây nhãn có khả năng sinh trưởng tốt, chịu được hạn. Lá cây có màu xanh đậm, bề mặt bóng loáng, đỉnh lá hơi tù, mép lá cong xuống dưới.
Quả nhãn khá lớn, khối lượng khoảng 17 – 18gram, tỷ lệ cùi là 60%. Cùi nhãn dày, màu trắng trong, dai và ráo nước. Khi ăn sẽ thấy khá ngọt và thơm ngon. Giống nhãn này cũng có khả năng chịu rét tốt, ít kén đất, dễ trồng, ít sâu bệnh.
4.5. Nhãn Miền Thiết
Nhãn Miền Thiết cũng là giống nhãn nổi tiếng ở Hưng Yên, được đánh giá là ngon hơn cả nhãn lồng. Cây nhãn có độ thuần cao, tỷ lệ ra hoa, đậu quả ổn định. Quả nhãn to, cùi dày, thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.
Ngoài các giống nhãn trên thì giống nhãn Hương Chi, nhãn sông Mã cũng là những giống cây nhãn nổi tiếng, cho năng suất cao và giá trị kinh tế tốt.
>>>có thể bạn quan tâm: cây ban hoàng hậu
5. Công dụng của cây nhãn
5.1. Gía trị kinh tế
Nhãn là thức quả thơm ngon, được người dân Việt yêu thích và xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Vì thế, nhãn mang lại nguồn thu nhập kinh tế ổn định và cao cho người dân nhiều vùng như Hưng Yên, Sơn La, Huế, các tỉnh miền Tây,…
Không những vậy, cây nhãn cổ thụ còn được khai thác lấy gỗ, chế tạo thành nhiều vật dụng như thớt, cối, chày, đồ thủ công mỹ nghệ,… Hay các loại cây cảnh bonsai, cây nhãn cảnh cũng được nhiều người săn đón.
5.2. Cây xanh công trình đẹp
Cây nhãn công trình có thân gỗ cao lớn, tán xòe rộng, xanh mướt. Cây được dùng làm bóng mát cho không gian đô thị, đường phố. Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc và chịu hạn, chịu rét tố, cây nhãn ngày càng được trồng nhiều trong cảnh quan sân vườn, cảnh quan đô thị… vừa giúp lọc bụi, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…
5.3. Giá trị dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu khoa học, trong quả nhãn rất giàu vitamin C. Với 100g cùi nhãn có chứa tới 84mg vitamin C cung cấp tới 93% lượng vitamin C cho cơ thể mỗi ngày. Cùng với đó, hàm lượng đồng trong quả cũng rất cao. Mỗi 100g nhãn tươi có thể có tới 19% lượng đồng mà cơ thể một người lớn cần nạp vào mỗi ngày. Do đó, 100g nhãn khô có thể cung cấp tới 90% lượng đồng, tương đương với 807 mg đồng.
Trong nhãn cũng chứa hàm lượng sắt dồi dào, cung cấp riboflavin giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt, tăng tuần hoàn, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, lưu thông máu, giảm căng thẳng mệt mỏi, điều trị bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, trầm cảm…
5.4. Công dụng chữa bệnh
Theo đông y, hầu hết các bộ phận của nhãn từ thân, vỏ, lá, quả đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá nhãn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, bệnh viêm ruột, sởi,… Hạt nhãn để trị bỏng, đau dạ dày kinh niên,…
6. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây nhãn
6.1. Thời vụ trồng cây
Nên trồng cây nhãn vào khoảng thời gian đầu tháng tư đến giữa tháng năm. Bởi thời điểm này trong năm có mưa, cây sẽ mau lớn, tiết kiệm công sức tưới bón cho cây. Nếu mưa quá to, ruộng bị ngập úng thì cần tháo nước ngay để tránh rễ cây bị ngập úng, nhiều sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
6.2. Khoảng cách trồng cây
Cây trồng thích hợp cách nhau khoảng 7 x 9 m. Một vài năm đầu tiên có thể trồng xen canh với những cây ngắn ngày khi cây nhãn chưa giao tán.
6.3. Cách trồng cây
Đầu tiên, bạn cần đắp mô trồng nhãn trước khi trồng cây 20 ngày. Mô đất có kích thước rộng 0.7 x 0.6 m. Làm đất cho mô bằng cách lấy 10kg phân chuồng hoai mục, tro bếp, 0.5kg lân. Lượng phân bón được trộn đều với đất mặt rồi cho vào hố.
Sau đó, tiến hành trồng cây:
-
Bước 1: Dùng dao khoét lỗ nhỏ trên cây vừa vặn với bầu cây con.
-
Bước 2: Dùng dao cắt mặt đáy bầu, cho cây vào giữa mô. Chú ý để mặt bầu bằng với mặt trên của mô.
-
Bước 3: Rạch bỏ nilon tránh làm tổn thương cây.
-
Bước 4: Lấp đất, nén nhẹ đất xung quanh cây, cắm cọc tre tránh để cây con bị tác động bên ngoài làm đổ.
-
Bước 5: Lấy rơm khô ủ kín mô, tưới nước cho cây.
7. Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây nhãn
7.1. Tưới nước
Cây nhãn cần được tưới lượng nước định kỳ 3 ngày một lần. Nếu trời mưa thì không cần tưới thêm nước cho cây. Khi cây bị ngập nước do mưa dài ngày cần tháo nước nhanh chóng. Nếu đủ nước, cây phát triển thuận lợi, nhanh cho hoa, kết quả. Ngược lại, nếu cây bị ngập úng sẽ thối rễ và nhanh chết. Hay cây khô hạn quá lâu sẽ kém phát triển, còi cọc.
7.2. Vệ sinh cỏ dại, xới đất
Bạn cần diệt trừ cỏ dại để tránh cây bị lấy mất chất dinh dưỡng, sâu bệnh cư trú. Xới đất có tác dụng làm đất tơi hơn, bộ rễ có khả năng trao đổi chất, rễ cứng cáp và phát triển khoẻ mạnh.
7.3. Bón phân
Cây nhãn cần nhiều đạm và kali để đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất. Mỗi năm cần bón cho cây 4 lần theo định kỳ 3 tháng/lần. Tổng lượng phân các năm cần bón là:
-
Năm đầu tiên: 120g NPK + 150g Lân + 80g KCl.
-
Năm thứ hai: 150g NPK + 280g lân + 130g KCl.
-
Năm thứ ba: 300g NPK + 350g lân + 180g KCl.
Vào đầu mùa mưa mỗi năm cần bón thêm 10kg/cây.
Đến năm thứ 4 – 6 thì cây cần tổng 0.9kg Ure + 1kg lân + 0.7kg KCl + 60g HAL-Chyoda mỗi năm. Trong những năm này, lượng phân bón mỗi năm cũng được chia làm bốn lần bón:
-
Trước khi cây ra hoa cần bón 0.2kg Urê + 0.2kg lân + 0.2kg KCl + 20g HAI-Chyoda.
-
Lần 2 là khi cây ra hoa và chuẩn bị đậu quả cần bón cho cây phân uree, KCL, HAI –Chyoda với liều lượng như lần 1.
-
Lần 3 là khi quả đang bắt đầu lớn cần bón Urê và KCL lượng phân bón như lần 1.
-
Lần 4 là sau khi thu hoạch khoảng 30 ngày cần bón 0.3kg Urê + 0.7kgg lân + 0.1g KCL + 20g HAI-Chyoda + 5kg phân hữu cơ hoai mục.
Cách bón phân: Rải đều phân quanh các rãnh cây đã đào trước xung quanh cây nhãn rồi lấp đất cho phẳng.
8. Sâu hại ở cây nhãn và cách phòng trừ
8.1. Bệnh thối hoa
Khi hoa nở rộ sẽ xuất hiện những vết bằng đầu kim màu nâu khiến hoa khô và rụng. Để phòng trừ cần tỉa bớt lá, cành không cần thiết giúp cây đón được nhiều ánh sáng, giảm độ ẩm. Đồng thời, bạn cũng có thể phun thuốc Benomyl phòng bệnh cho cây trước khi cây ra hoa.
8.2. Bệnh cháy lá do nấm
Khi bị bệnh, trên lá cây xuất hiện các mảng cháy có màu nâu và nhiều đường vân nhạt. Trên vết bệnh lâu dần sẽ thấy những hạt nhỏ li ti màu đen, dần dần khiến lá cháy khô và rụng. Để phòng trừ bệnh cháy lá, sau khi thu hoạch cần cắt tỉa cành và đốt. Nếu bệnh quá nhiều cần phun thuốc gốc Mancozeb cho cây.
8.3. Bệnh phấn trắng
Biểu hiện của cây nhãn khi bị bệnh là gần cuống quả xuất hiện nhiều đốm màu trắng như phấn, lâu dần gây thối quả. Để phòng trừ, cần vệ sinh vườn cây sạch sẽ, phụ Topsin M cho cây trước khi ra hoa.
8.4. Bệnh đốm mốc
Trên lá xuất hiện những đốm mốc màu xanh, màu xám, hoặc các vết lấm tấm màu đen.
8.5. Bệnh chùn ngọn
Lá, chồi non, hoa không lớn được, mọc chụm lại, làm giảm khả năng đậu quả. Để phòng trừ bệnh chùn ngọn, cần vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, cắt bỏ lá, chồi bệnh.
8.6. Bệnh đấm rong
Khi bị bệnh, trên lá xuất hiện những vết bệnh hình rong, màu vàng khi nhẹ. Nếu lâu dần, chúng sẽ chuyển sang màu nâu và làm cho lá rụng sớm. Biện pháp phòng trừ bằng cách phun thuốc gốc đồng Copper ZinC cho cây.
8.7. Bệnh thối rỉ
Rễ cây xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, làm cho thân cây, rễ cây bị thối đen, cây bị bệnh nặng sẽ bị chết khô. Để phòng trừ, cần dùng thuốc gốc Metnlnxyl hay Ridomyl Gold tưới vào gốc cho cây, rắc vôi vào mùa nắng.
9. Cây nhãn giá bao nhiêu?
Cây nhãn có giá không quá cao vì là cây phổ biến trong cuộc sống. Mức giá của cây cũng không biến động quá nhiều và cũng không khó để mua cây. Tuy nhiên, trước khi mua bạn nên tham khảo giá thị trường, hỏi kỹ giá cây để tránh bị đội giá lên cao.
Thông thường, cây giống có giá từ chục nghìn đồng, cây trồng ăn quả thì có giá vài trăm nghìn đồng. Còn các cây cổ thụ, cây cảnh, bonsai thì giá có thể dao động cao hơn, tuỳ độ phức tạp, thế đứng và giống của cây.
10. Mua giống cây nhãn chất lượng ở đâu
Tại cây xanh Hoàng Gia, chúng tôi chuyên cung cấp các cây giống đẹp, chất lượng:
-
Cây giống có chiều cao cân đối, từ 40 – 60cm, đảm bảo khỏe mạnh, sạch bệnh để xuất vườn.
-
Đảm bảo cây đúng giống, tư vấn cây trồng trọn đời.
Những lợi ích của khách hàng khi chọn mua tại Cây Xanh Hoàng Gia: