Hoa Ngọc Lan là loài hoa sở hữu hương thơm quyến rũ cùng vẻ đẹp thanh khiết và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ có nhan sắc và hương thơm say đắm lòng người, hoa Ngọc Lan còn đem lại nhiều công dụng đến cho con người. Cùng tìm hiểu thêm về hoa Ngọc Lan qua bài viết sau đây.
1. Giới thiệu chi tiết về cây ngọc lan
Ngoài tên gọi thông thường, Hoa Ngọc Lan còn được biết đến với những tên thân thuộc như: Ngọc Lan Sứ, Ngọc Lan Điểm,... Tên khoa học của cây hoa Ngọc Lan là Michelia Alba thuộc chi Ngọc Lan (chi Giổi) và thuộc họ Mộc Lan (Magnolia family).
Hoa Ngọc Lan có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ và được du nhập vào Việt Nam một khoảng thời gian khá lâu đời (thế kỉ 19) nhờ một nhà sư người Ấn.
Loài hoa này thường mọc nhiều ở nơi có thời tiết nhiệt đới ẩm, nhất là ở vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
Sau đây, hãy cùng nhau tìm hiểu đặc điểm hình dạng của loài hoa mang sắc hương quyến rũ này.
cây ngọc lan
2. Đặc điểm của Hoa Ngọc Lan
2.1. Đặc điểm hình thái để nhận dạng Hoa Ngọc Lan
Thân cây: thân cây Ngọc Lan là loại gỗ thẳng, màu trắng xám hơi nhám. Với chiều cao từ 5 - 10m và nếu được chăm sóc và phát triển trong môi trường sinh tồn tốt thì cây có thể cao tới 20m.
Cành cây: Cành hoa Ngọc Lan rất mảnh và dễ gãy.
Lá cây: Lá của Hoa Ngọc Lan có đầu vót nhọn, hình bầu dục. Khi còn non, lá có màu xanh nhạt và chuyển dần sang màu sẫm, đậm khi đến tuổi trưởng thành.
Hoa của cây Ngọc Lan có trung bình từ 10 - 15 cánh, hình dạng thuôn dài xếp xen kẽ với nhau theo hình dạng xoắn.
hoa ngọc lan
Quả cây Ngọc Lan: Hết mùa, Ngọc Lan sẽ ra quả dạng kép, hình chùy kéo dài, bên trong có từ 1-8 hạt nhỏ.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng của Hoa Ngọc Lan
Cây Ngọc Lan có tốc độ sinh trưởng, phát triển không quá nhanh, nhưng nhờ đặc tính ưa ẩm, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên cây phát triển rất tốt tại Việt Nam. Trong tự nhiên, cây có thể cao từ 5 đến 20m. Tuy nhiên, khi được trồng trong chậu làm cảnh, kích thước cây sẽ nhỏ hơn rất nhiều.
Mùa Hoa Ngọc Lan ở Việt Nam thường rơi vào từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm. Tuy nhiên, nếu môi trường sinh trưởng tốt và có nhiệt độ ẩm thì hoa có thể nở đến tháng 1 của năm sau đó.
2.3. Các giống Hoa Ngọc Lan phổ biến tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cây Hoa Ngọc Lan trắng là giống hoa phổ biến nhất. Tuy nhiên, vẫn còn đó những màu hoa khác như: Hoa Ngọc Lan tím, Hoa Ngọc Lan vàng hay còn gọi là cây hoàng lan,...
3. Công dụng của Hoa Ngọc Lan
Sở hữu hương thơm quyến rũ, giống hoa này thường được sử dụng để chiết xuất ra những lọ nước hoa, hay tạo hương trong các sản phẩm chăm sóc da và có thể sử dụng làm tinh dầu, hương liệu.
Đặc biệt hơn, trong Đông Y, Hoa Ngọc Lan còn là một dược liệu tốt cho sức khoẻ con người. Hoa có vị đắng và cay, là loại thảo dược rất tốt để điều trị bệnh ho khan, tiêu đờm, nôn mửa hay rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, các dược sĩ còn kết hợp Ngọc Lan với nhiều loại thảo dược khác để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn nhịp tim, kiểm soát huyết áp hay chữa vô sinh ở phụ nữ.
trà hoa ngọc lan
Với vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm dễ chịu, Ngọc Lan thường được chọn để trồng trang trí tại nhà, ven đường hay ở các công viên, làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan cũng như tạo bóng mát. Bên cạnh đó, gỗ của Ngọc Lan cũng được dùng để điêu khắc thành những đồ thủ công mỹ nghệ hay trang sức.
Không chỉ có tác dụng làm đẹp, cây Ngọc Lan còn có khả năng thanh lọc không khí, chống chịu và hấp thụ khí độc từ môi trường, tạo nên không gian thoáng mát, đem lại không khí trong lành cho căn nhà.
4. Ý nghĩa của hoa Ngọc Lan
Ngọc Lan là loài hoa biểu tượng cho sự hiếu thảo, nhân từ và thánh thiện. Vậy nên, cái tên “Ngọc Lan” cũng không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, đã có rất nhiều người mẹ chọn tên của loài hoa ý nghĩa này để đặt cho con gái của mình.
Trong phong thuỷ, Hoa Ngọc Lan mang một ý nghĩa đặc biệt, đó chính là sự trường tồn, bền bỉ với thời gian. Vậy nên, vào những dịp lễ đặc biệt và quan trọng như lễ khai trương, tân gia, hay đám cưới, các gia đình hoặc chủ cửa hàng sẽ chọn loài hoa này để trang trí trong nhà, cắm cùng một bát nước tinh khiết, sạch trong nhằm đón nhận sự may mắn, thuận lợi và lâu dài trong kinh doanh hay trong mối quan hệ gia đình.
5. Kỹ thuật trồng Hoa Ngọc Lan
5.1. Chọn giống cây
Như đã đề cập ở trên, Ngọc Lan trắng là giống cây phổ biến nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không thích màu hoa này, bạn có thể lựa chọn các giống cây với màu hoa khác như màu hoa tím hoặc vàng để tăng thêm sự sặc sỡ cho ngôi nhà hoặc sân vườn.
cây ngọc lan giống
cây ngọc lan cao 2m
5.2. Phương pháp gieo trồng Hoa Ngọc Lan
Hoa Ngọc Lan có thể ươm trồng bằng hạt hoặc chiết cành, trong hai phương pháp này, chiết cành thường được lựa chọn nhiều hơn vì cây sẽ dễ ra hoa và phát triển rất nhanh.
Phương pháp gieo hạt: Lựa chọn quả chín để gieo hạt.
Quả chín của Hoa Ngọc Lan là những quả đã chuyển dần sang màu nâu. Bạn cần rửa sạch, phơi nắng nhẹ để vỏ quả tách ra, lấy hạt khi đã hong khô tầm 2-3 ngày và ngâm với nước ấm từ khoảng 50 độ C trong thời gian tầm 12 tiếng.
Tiếp theo, tiến hành ủ hạt trong túi vải từ 4-5 ngày, khi thấy hạt đã nứt có thể bắt đầu gieo ươm bằng cách ươm hạt vào đất hoặc gieo vào các khay trồng chuyên dụng.
Bạn nên chú ý phun sương ẩm để Hoa Ngọc Lan phát triển cách tốt nhất.
Phương pháp chiết cành non:
Nên chọn những cành non từ cây bố, mẹ khoẻ mạnh, tán cây đẹp và đều để chiết cành. Tiến hành cắt và tách một khoanh vỏ với độ rộng từ 3cm - 5cm và bọc lại chắc chắn. Nên dùng xơ dừa đặt lên chỗ cắt, và dùng nilon có lỗ thoát nước để bọc lại, luôn chú ý phun nước vào bầu chiết hàng ngày để giữ ẩm cho cây phát triển tốt nhất.
Khi cây đã ra rễ non và chuyển dần sang màu vàng, bạn có thể tách cành chiết khỏi cây bố mẹ và tiến hành chăm sóc cây trong chậu trồng.
5.3. Quá trình trồng
Cây Ngọc Lan sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất vào đầu mùa mưa - thời điểm nhiệt độ không quá cao, đất duy trì được độ ẩm cần thiết.
Hoa Ngọc Lan có thể sinh trưởng trên nhiều nền đất khác nhau (ngoại trừ đất chua, mặn). Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, bạn nên chuẩn bị loại đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước cao.
Các bước trồng cây Ngọc Lan:
Bước 1: Xé bỏ túi bầu hoặc nhấc cây con khỏi khay giống nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu đất và ảnh hưởng đến rễ cây.
Bước 2: Đặt cây thẳng đứng vào hố đã được đào sẵn và nén chặt đất.
Bước 3: Cố định cây con với khung hoặc cọc để tránh cây bị nghiêng ngả do tác động bên ngoài.
Bước 4: Tưới nước thường xuyên để cây phát triển khỏe mạnh.
vườn ngọc lan công trình
cây ngọc lan công trình đk 20cm
6. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa ngọc lan
Tưới nước
Ngọc Lan là loài cây ưa ẩm, vậy nên bạn cần lưu ý tưới nước cho cây thường xuyên để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Đặc biệt là vào những ngày nắng gắt và khô nóng, cây cần được bổ sung nhiều nước hơn bình thường.
Nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều tốt vì đây là thời điểm tốt nhất trong ngày, giúp cây dễ dàng hấp thụ đầy đủ lượng nước và duy trì độ ẩm.
Bón phân
Trong trường hợp đất trồng không thuận lợi cho sự phát triển của cây, bạn nên chú ý bón phân (phân NPK, phân chuồng ủ,... ) để giúp cây hấp thụ đầy đủ dưỡng chất đồng thời cũng tránh cho cây bị các loại sâu bệnh cắn phá.
Che nắng
Không nên trồng Ngọc Lan trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nhất là trong những ngày hè nắng gắt. Nên để cây phát triển dưới giàn có mái che (độ che phủ tầm 60%) để cây không bị thiếu ẩm khi nắng gắt và nhiệt độ tăng cao.
Cắt tỉa cây thường xuyên
Hoa Ngọc Lan trong thời gian phát triển cần được tỉa thường xuyên, loại bỏ những cành lá khô, héo để giúp cây đẹp và định hình tán lá tốt hơn.
Dọn cỏ
Ngoài ra, cần loại bỏ cỏ dại mọc xung quanh cây mỗi năm một lần để tránh các loại sâu bệnh gây hại cho cây.
7. Các bệnh thường gặp ở cây ngọc lan và cách phòng trừ
Giống như các loài hoa khác, cây Hoa Ngọc Lan rất dễ bị các loại sâu bệnh gây hại nếu không được chăm sóc đầy đủ và kỹ càng. Vậy nên, cần chú ý bón phân và phun thuốc cho cây với liều lượng vừa đủ để cây không bị nhiễm sâu bệnh và phát triển một cách tốt nhất.
Một số bệnh thường gặp ở cây Ngọc Lan như sau:
Bệnh đốm đen: thường làm xuất hiện những đốm màu tím đen trên lá, giữa đốm có màu trắng xám và bột màu nâu xanh. Để phòng trừ, bạn cần tăng cường quản lý, bón phân và phun thuốc hợp lý. Thuốc trừ sâu nên dùng là Boocđô 1%, hợp chất lưu huỳnh vôi 0.3-0.4o Be hoặc Tuzet 0.1%.
Rệp Đài Loan: sử dụng thuốc Rogor, Malathion 0.03%, DDVP để phòng trừ.
Ve Sáp Ngài Trắng: loài sâu này sẽ hút nhựa tại những cành non, làm cành sinh trưởng chậm. Bạn nên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, phun DDVP 0.05% và Malathion 0.1%.
8. Giá bán cây Hoa Ngọc Lan
Giá cây Ngọc Lan giống dao động từ 60.000 đến 210.000 VNĐ/ cây tùy thuộc vào kích thước và tuổi cây. Đối với cây ngọc lan công trình và cây ngọc lan cổ thụ giá lên đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, bạn nên cập nhật thông tin giá tại vườn ươm trước khi quyết định mua cây giống.
cây hoa ngọc lan cổ thụ
9. Địa chỉ mua cây Hoa Ngọc Lan uy tín giá tốt
Cây Cảnh Hoàng Gia là một trong những địa chỉ cung cấp giống cây Ngọc Lan uy tín tại Việt Nam. Hiện nay, vườn ươm đang phát triển bán cây qua hệ thống Website và các trang online khác giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn giống cây trồng phù hợp.
Sở hữu màu sắc rực rỡ cùng nhiều công dụng và ý nghĩa đặc biệt, Hoa Ngọc Lan luôn được các khách hàng yêu cây ưa thích lựa chọn. Hi vọng những thông tin đã cung cấp sẽ giúp cho bạn tự tin gieo trồng và chăm sóc loài cây này.