Cây me là loại cây ăn quả quen thuộc với người dân Việt Nam từ người già đến trẻ nhỏ. Không chỉ mang đến thức quả ngon miệng, có giá trị kinh tế lớn, cây me hiện nay còn là một trong những loại cây công trình phổ biến với nhiều công dụng hữu ích.
1. Giới thiệu chi tiết về cây me
Cây me có tên khoa học là Tamarindus indica, xuất xứ từ khu vực nhiệt đới miền đông Châu Phi. Ở mỗi quốc gia, cây me lại có những tên gọi đặc biệt khác nhau theo ngôn ngữ của từng vùng, ví dụ như: tiếng Malaysia gọi là asam, tiếng Ấn Độ là mlee, tiếng Sinhala là sambala,...
Hiện nay, cây me đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin bởi chúng có giá trị kinh tế cao nhờ thu hoạch quả cũng như làm cây công trình trong thiết kế cảnh quan. Tại Thái Lan, cây me là loại cây biểu tượng cho con người và truyền thống đất nước.
Ở nước ta, vùng miền nào cũng có thể trồng được cây me. Tuy nhiên, với từng điều kiện khí hậu cũng như cách chăm sóc, cây có thể phát triển và cho năng suất khác nhau.
2. Đặc điểm của cây me
2.1. Đặc điểm hình thái
Thân cây: Me là cây thân gỗ với chiều cao vô cùng ấn tượng, có thể lên đến 20m khi trưởng thành. Thân cây có lớp lõi rất cứng cáp, màu đỏ sẫm, trong khi đó lớp dác lại mềm, màu ánh vàng, rất nổi bật và thu hút.
Rễ cây: Bộ rễ của cây khá nông và yếu, vì vậy người ta thường phải có biện pháp hỗ trợ khi vào mùa mưa bão.
Lá me là loại lá kép lông chim, có từ 10 - 40 lá con trên một cành.
Hoa me rất đặc biệt. Khi cây me nở hoa sẽ tạo thành chùm lớn, kéo dài theo một trục trung tâm và nhiều cuống nhỏ.
Quả me có dạng thuôn dài, vỏ ngoài cứng, màu nâu, bên trong có chứa thịt màu nâu thẫm, vị chua ngọt rất lạ miệng.
Hạt me: Quả me chứa rất nhiều hạt nhỏ, mỗi hạt lại thành 1 đốt trên quả nên rất đặc trưng và dễ nhận diện. Hạt có thể được thu hoạch, rạch đôi để gieo trồng cây mới.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Me là loại cây thường xanh, thích hợp sinh trưởng và phát triển ở những nơi không có mùa khô. Cây thường rụng lá trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, nhạy cảm với sương giá và có thể sống tốt trong môi trường khí hậu nóng ẩm và đất khô.
2.3. Một số giống me phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, giống me Thái đang được rất nhiều khách hàng Việt Nam ưa chuộng trồng tại vườn nhà, vừa để lấy trái, vừa giúp làm đẹp cảnh quan, cải tạo môi trường.
3. Công dụng của cây me
Công dụng làm cảnh, tạo bóng mát
Với tán lá rộng lớn, cây me được trồng nhiều trên các tuyến đường, công viên, trường học, bệnh viện, sân vườn biệt thự, nhà hàng,... để làm cây bóng mát, tạo mỹ quan, đồng thời giúp giúp thanh lọc và điều hòa không khí. Ngoài ra, nhiều người chơi cây chuyên nghiệp còn sử dụng những cây me có kích thước nhỏ, trồng trong chậu và tạo dáng bonsai đẹp mắt để trang trí nhà cửa, có giá trị triển lãm cao.
Cho quả ngon, có giá trị kinh tế lớn
Me là loại cây ăn quả cực kỳ ngon, có thể chế biến thành nhiều kiểu món ăn vô cùng lạ miệng và độc đáo. Quả me có thể được dùng để nấu canh chua, làm nước chấm, giúp kích thích vị giác, tăng hương vị của món ăn. Rất nhiều món ăn truyền thống được làm từ quả me như mắm me để chấm một số loại đồ khô, quả me ngâm cùng nước cam thảo hay bỏ hạt, ăn với muối hoặc mắm ruốc và ớt cũng rất ngon. Ngoài ra, mứt me cũng là một trong những thức quà được đông đảo khách hàng yêu thích.
Công dụng làm thuốc chữa bệnh
Không chỉ được dùng làm món ăn, quả của cây me còn có thể sử dụng như bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Người ta thường nghiền quả thành bột, sử dụng để chữa nôn ói, đầy hơi. Vitamin C trong quả me giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chữa sốt, đau họng, suy nhược. Một số bộ phận khác của cây cũng có thể chữa bệnh, tiêu biểu như lá me có tác dụng hỗ trợ giảm sốt rét hiệu quả.
4. Ý nghĩa của cây me
Cây me được xem là biểu tượng của sự cần cù và thăng tiến. Là loại cây có thể sống khỏe trong môi trường khắc nghiệt, vì vậy, me được ví như hình ảnh con người có sức sống mãnh liệt, ý chí nỗ lực vươn lên dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Mặt khác, trong phong thủy, me là loại cây ra hoa, kết quả xum xuê, là biểu trưng của tài lộc, may mắn đầy nhà.
5. Kỹ thuật trồng cây me
5.1. Chọn giống
Để có một cây me dáng đẹp, có năng suất quả cao, người trồng cần lưu ý lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, có chiều cao khoảng 50cm, sinh trưởng và phát triển tốt. Cây me giống nên được tách từ những cây bố mẹ có độ tuổi thích hợp, không bị sâu bệnh hại, ra hoa và đậu quả đều hàng năm.
5.2. Phương pháp nhân giống
Cây me thường được trồng bằng phương pháp giâm, chiết cành và gieo hạt. Tuy nhiên, phương pháp gieo hạt rất ít khi được áp dụng bởi thời gian cây phát triển rất chậm, không duy trì được đặt tính tốt từ cây mẹ, đồng thời đòi hỏi phải lựa chọn những cây giống thực sự khỏe mạnh và chất lượng tốt mới có thể sinh trưởng được.
Bạn có thể tham khảo kỹ thuật thực hiện một số phương pháp nhân giống như sau:
-
Phương pháp gieo hạt: Lựa chọn những hạt me mẩy, vỏ ngoài đẹp mắt. Phủ lên hạt một lớp đất mỏng khoảng 1.5cm. Sau 10 ngày hạt sẽ nảy mầm và có thể mang trồng trong chậu hoặc khay ươm.
-
Phương pháp chiết cành: có thể cho quả sớm hơn và giữ được đặc tính tốt từ cây mẹ. Cây me trồng bằng phương pháp này khoảng 1 - 2 tuổi đã bắt đầu cho quả và 3 - 4 năm sẽ cho sản lượng lớn. Lựa chọn những cành me mập, khỏe, không quá già cũng không quá non, không bị sâu bệnh và đã từng ra quả, khoanh 1 vòng rộng khoảng 5cm, lau sạch nhờn và tiến hành bọc lại bằng xơ dừa hoặc đất mùn đã chuẩn bị sẵn. Phun sương ẩm cho bầu để cây nhanh ra rễ.
5.3. Kỹ thuật trồng cây
Chuẩn bị đất trồng cây me thích hợp bao gồm 7 phần đất, kết hợp với 3 phần cát và sỏi đã nhỏ giúp tạo ra những khoảng trống trong lòng đất để thoát nước và giúp rễ phát triển. Khi trồng cây nên đảm bảo khoảng cách giữa các cây tối thiểu 7 - 8m.
Có thể thực hiện bứng cây bằng cách tỉa gọn các cành lá và tán cây, giảm bớt sự thoát nước. Thường xuyên tưới nước bổ sung cho cây, thúc đẩy cây ra lá non nhanh. Tiến hành khoanh gốc cây me. Đợi 1 tháng sau đó mới được bứng thành bầu đất.
Khi trồng me, nên cẩn thận tháo bầu, đặt cây vào đúng giữa hố sao cho phần cổ rễ chỉ ngang với mặt đất hoặc thấp hơn không quá 2cm, không nên đặt quá sâu, vun đất và nén chặt. Thường xuyên tưới đẫm nước để cung cấp đủ độ ẩm cho cây phát triển thuận lợi.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây me
Khi trồng cây me nên cắm cọc xung quanh cây con để cố định, tránh cho cây bị nghiêng, đổ mất thẩm mỹ do ảnh hưởng của thời tiết.
Vào mùa nắng nóng, nên tưới nước 2 ngày 1 lần cho cây. Trong những ngày mưa lớn, cần đảm bảo thoát nước thật tốt, tránh gây ngập úng và thối rễ của cây.
Nếu trồng cây trong chậu để làm cảnh, cần phải chú ý thay chậu định kỳ 2 - 3 năm/ 1 lần để cây có đủ không gian phát triển. Thời điểm thay chậu thích hợp là vào mùa xuân.
Tiến hành cắt tỉa cành và rễ để kích thích sự phát triển của cây. Loại bỏ những cành tăm, cành yếu hay có dấu hiệu sâu bệnh. Thời gian thực hiện tỉa cành phù hợp là vào cuối hè. Nếu muốn tạo thế cho cây, cần tiến hành cắt tỉa vào cuối mùa xuân để cho hiệu quả tốt nhất.
Bổ sung phân bón giúp tăng năng suất ra quả của cây. Nên bón phân vào vụ xuân - thu với định kỳ 1 tháng/1 lần với lượng phân bón cần thiết gồm 0.1 - 0.3kg phân NPK trộn cùng KCL. Nên bón vôi quanh gốc vào sau mùa mưa để hạ nồng độ phèn cho rễ, đồng thời giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn gây bệnh cho cây.
7. Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây me và biệt pháp phòng trừ
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây me thường gặp một số loại sâu bệnh hại như sâu đục thân, sâu ăn lá, sâu ăn quả,... ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả me. Bạn có thể dùng một số loại thuốc đặc trị như Padan (0,5%); Sherpa (0,1%), Supracide (0,5%); Selecron (0,5%) để phòng trừ.
8. Giá bán cây me
Cây me thích nghi tốt với môi trường, khí hậu tại Việt Nam, vì vậy việc gieo trồng loại cây này không quá khó khăn, giá thành của cây nhờ đó cũng rẻ hơn so với nhiều loại cây ăn quả khác. Giá bán cây me có thể dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng tùy theo nhu cầu và cây giống.
Đối với cây me cảnh, người trồng nên tìm đến những cơ sở cung cấp cây cảnh uy tín, để đảm bảo mua được những cây me chất lượng với giá phải chăng. Cây me bonsai dáng đẹp có thể được bán với giá vài triệu đồng, trong khi đó, giá của những cây me cổ thụ được chăm sóc kĩ lưỡng có thể lên đến hàng tỉ đồng.
9. Địa chỉ mua cây me uy tín giá tốt
Cây Cảnh Hoàng Gia tự hào là địa chỉ cung cấp giống cây me chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam. Với diện tích vườn ươm rộng lớn cùng đội ngũ kỹ sư, nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua cây thú vị nhất.
Ngoài những cây me với đa dạng kích thước và hình dáng đa dạng, phong phú, tại đây chúng tôi còn cung cấp nhiều loại cây cảnh, cây ăn quả, cây công trình, cây trồng biệt thự,... độc đáo khác, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi khách hàng, kể cả với số lượng lớn.
Với nhiều loại cây trồng chất lượng cao, khỏe mạnh và dễ dàng sinh trưởng, công ty chúng tôi tự hào sẽ đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng. Để được tư vấn và mua giống cây me với giá ưu đãi, Quý khách vui lòng liên hệ Cây Cảnh Hoàng Gia, đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.