Menu

CÂY MẮC CA

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây mắc ca giống, cây mắc ca trưởng thành, cây xanh công trình. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh.

LIÊN HỆ HOTLINE 0917030393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


Cây mắc ca đã được trồng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, vừa là cây gỗ lớn, vừa là cây lấy hạt. Ở Việt Nam, cây mắc ca đầu tiên được trồng vào năm 1994 bởi Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Hiện nay, cây mắc ca được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Hạt mắc ca có hương vị thơm bùi được nhiều người yêu thích. Đây là một loại hạt có chứa nhiều dưỡng chất giá trị và được xếp vào nhóm hạt giàu dinh dưỡng số một thế giới.

Giới thiệu chi tiết cây mắc ca

Cây mắc ca hay còn được gọi là cây quả cứng Hawaii, có tên khoa học là Macadamia. Ngôn ngữ của thổ dân bản địa Úc thường gọi cây này bằng các tên gọi như bauple, gindl, jindilli. Đây là một cây thân gỗ thuộc họ Proteaceae, có nguồn gốc từ châu Úc, được trồng nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới như Indonesia, New Zealand, Australia, Nam Phi. Trong đó, Australia là nơi sản xuất hạt mắc ca lớn nhất và hạt mắc ca ở Hawaii nổi tiếng thơm ngon và tốt cho sức khỏe nhất. Khi du nhập về Việt Nam, cây mắc ca được trồng thử nghiệm nghiệm đầu tiên ở Ba Vì. Sau đó, cây được trồng phổ biến ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai,... 

Đặc điểm cây mắc ca

Đặc điểm hình thái

Thân, cành: Cây mắc ca là loài thân gỗ lâu năm có chiều cao trung bình lên đến 10m, tán rộng đến 15m15m. Nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thuận lợi, cây có thể cao đến 18m. Thân cây thẳng đứng, phân thành nhiều cành. Cành cây hình trụ, có nhiều chỗ lồi nhỏ. Vỏ cây thô, gỗ cứng, màu thẩm, không có vết nhăn. Rễ chính của cây không phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ thông thường chỉ cách mặt đất khoảng 70cm trở lại.

Lá: Lá cây có hai loại là mép có răng cưa và mép nguyên. Lá dài trung bình từ 75 đến 250mm, thường mọc thành vòng ba lá, có trường hợp mọc hai lá đối xứng hoặc bốn lá mọc vòng. Lá có dạng hình bầu dục hẹp hoặc dài. Gân lá chằng chịt ở cả hai mặt lá. Cuống lá có độ dài khoảng 5mm.

Hoa: Không phát ra ở đầu cành, hoa mắc ca thường mọc ra từ nách lá cành từ 1 đến 2 tuổi, độc lập với phát lộc cành non. Hoa thường nở rộ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Hoa có màu trắng hoặc màu màu hồng nhạt, không có cánh hoa, chỉ có vẩy dạng cánh hoa. Nhành hoa có độ dài từ 15 đến 25cm, mỗi hoa nhỏ có độ dài trung bình là 12mm, cuốn hoa dài khoảng 3-4mm, được xếp thành dãy xen kẽ trên trục hoa. 

Quả: Mỗi chùm hoa đậu được từ 5 đến 14 quả mắc ca. Quả mắc ca có hình cầu tròn như viên bi hoặc hình trái đào. Vỏ mắc ca rất cứng. Khi còn non, quả có vỏ màu xanh và chuyển sang màu nâu khi quả chín. Khi vỏ khô sẽ tự nứt và rụng xuống đất, để lại nhân hạt có màu trắng sữa. Đường kính hạt mắc ca khoảng 2-3 cm, tròn như hạt nhãn, có vị thơm mềm do chứa hàm lượng chất béo rất cao.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây mắc ca có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất sét mùn pha cát, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 đến 6,5. Đây là giống cây chịu khí hậu mát, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chịu được mưa ẩm và cũng có khả năng chịu hạn cao, tuy nhiên không chịu được điều kiện ngập úng. Biên độ nhiệt là một yêu cầu thiết yếu nhất đối với cây, nahats là đối với mùa cây ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho cây là 12 đến 32 độ C. Nên trồng cây ở địa hình đất dốc dưới 150, lượng mưa trung bình khoảng 1500 đến 2500mm, ít gió bão. Có thể trồng xen canh cây mắc ca với các cây chắn gió có thân cao.

Các giống cây mắc ca

Có tới bảy loại cây mắc ca, nhưng chỉ có hai loại ăn được và được trồng, đó là cây mắc ca vỏ mịn (Macadamia integrifolia) và cây mắc-ca vỏ thô (Macadamia tetraphylla). 

>>>xem thêm: cây hoa hòe

Công dụng của cây mắc ca

Thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Giảm nguy cơ tim mạch: người ăn hạt mắc ca thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Một nghiên cứu năm 2017 thực hiện trên nam giới có có lượng cholesterol cao cho thấy nguy cơ mắc bệnh mạch vành giảm rõ rệt sau 4 tuần ăn hạt mắc ca. 

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Hạt mắc ca có chứa hàm lượng lớn tocotrienols là một dạng vitamin E có khả năng chống lại ung thư. Ngoài ra, mắc ca còn có chứa flavonoid có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể.

 Bảo vệ sức khỏe bộ não: tocotrienol trong hạt mắc ca có tác dụng bảo vệ bộ não. Việc tăng cường bổ sung tocotrienol có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi tác động của glutamate, đây là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer và Parkinson. Ngoài ra, axit oleic trong hạt mắc ca là một loại chất béo không bão hòa cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa trạng thái căng thẳng.

Công dụng làm đẹp da

Hạt mắc ca có tác dụng giúp giữ ẩm cho làn da của bạn nhờ thành phần axit palmitoleic có trong hạt, thúc đẩy quá trình liền da và củng cố màng tế bào da. Bên cạnh đó, thành phần này còn giúp làm chậm sự xuất hiện của nếp nhăn hay đốm màu là các dấu hiệu thường thấy của lão hóa da. Dầu chiết xuất từ hạt mắc ca cũng được sử dụng làm mỹ phẩm và được nhiều người ưa chuộng.

Làm nguyên liệu chế biến thức ăn

Nhờ vào giá trị dinh dưỡng nổi trội mà hạt mắc ca được chế biến thành khá nhiều loại thức ăn như chè, làm nhân bánh hoặc sấy khô,... và được coi là “vị thuốc quý” được sử dụng làm thực phẩm, như bơ mắc-ca, sôcôla, kem, bánh, snacks....

Ý nghĩa của cây mắc ca

Ý nghĩa về sức khỏe

Quả mắc ca được các nhà khoa học đánh giá là loại hạt dinh dưỡng số một thế giới. Lượng dầu trong quả lên đến 78%, có trên 87% là axit béo không no, hàm lượng protein trong nhân lên đến 9,2% cùng 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. 

Ý nghĩa về kinh tế

 Theo các nhà làm vườn thì đây là loại cây cho kinh tế cao. Chỉ trồng một lần có thể cho thu hoạch lâu dài lên đến trên 30 năm. Do cây giàu dinh dưỡng nên giá bán của hạt mắc ca cũng khá cao mang lại nguồn thu nhập khá cho người làm vườn

Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Chọn giống

Chọn cây ghép cành làm giống cần chọn chòi ghép đã hóa gỗ từ 20cm trở lên, có đường kính cổ rễ từ 1 đến 1,5cm. Chọn giống sinh trưởng tốt, không có sâu bệnh, phiến lá phát triển bình thường và lá có màu xanh. Cây giống đem trồng phải là cây ghép, không trồng giống thực sinh. Vì Mắc ca là cây thụ phấn chéo nên trồng từ hạt dẽ bị phân ly. Cây giống phải có chiều cao từ 60cm đến 1m. Cây ghép có chồi ghép đã liền vết sẹo, chồi ghép mọc cao 25-30cm. 

Các phương pháp nhân giống

Trồng thuần loài: Mật độ trồng từ 205 cây/ha (với cự ly 7x7m) đến 278 cây/ha (cự ly 6x6 m).

Trồng xen với cà phê và hồ tiêu mật độ 124 cây/ha (với cự ly 9x9m), với chè mật độ là 111 cây/ha (cự ly là 15x6 m).

Quá trình trồng

Thời vụ trồng: Ở mỗi khu vực sẽ có những thời vụ trồng khác nhau. Ở khu vực phía bắc, cây đường trồng tốt nhất vào mùa xuân và đầu mùa mưa đối với khu vực phía nam.

Chuẩn bị đất trồng: Cây mắc ca thích hợp trồng ở nơi đất thịt nhẹ đến trung bình, có tầng canh tác sâu khoảng 1m, thoát nước tốt, độ pH thích hợp là từ 5 đến 6. Không nên trồng cây ở khu vực đất cát, đất chua phèn hay ngập úng.

 Mật độ trồng: Đối với phương pháp trồng thuần, mật độ trồng cây từ 200 đến 300 cây/ha. Nếu trồng cây mắc ca bằng phương pháp trồng xen trong vườn cây công nghiệp, cần trồng khoảng khoảng 70 cây/ha với khoảng cách 12mx12m12mx12m

Cách trồng: Cây giống mới mua về nên để cây ở nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm. Khi rễ cây đã ổn định thì đem đi trồng. Đào hố đất vừa đủ để đặt cây vào, đặt cây vào hố ngay ngắn và thằng đứng. Sau đó, lấp đất và nén chặt, phủ đất quanh bầu theo hình mâm xôi, cao hơn mặt đất khoảng 5cm để dễ dàng thoát nước khi gặp trời mưa bị úng nước. Cắm cọc cố định thân cây để tránh bị lay gốc bới gió.

Trồng cây: Vận chuyển cây nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đất, đào một lỗ lớn hơn bầu đất giữa hố, xé bỏ vỏ nilon đặt cây ngay ngắn lấp đất lèn chặt. Lấp đất kín mặt bầu theo hình mâm xôi để tránh bị úng nước. Trước và sau khi trồng cây bỏ thuốc Basudin… vào trong hố và rải trên mặt đất quanh gốc cây để phòng trừ mối hại. Cắm cọc cố định thân cây Mắc ca vào để tránh bị gió làm lay gốc. Phủ rơm, rạ hoặc cỏ quanh gốc cây dày 4-5 cm và rộng khoảng 1m để giữ độ ẩm và ngăn có dại cho cây.

>>>có thể bạn quan tâm: cây hồng xiêm khổng lồ

Kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca

Tưới nước: Sau khi trồng cây, nếu không vào mùa mưa, cần tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non. Trong thời gian sau đó, cần tưới nước 1 lần/tuần với lượng nước dao động từ 10 đến 15 lít/cây.

Cắt tỉa, tạo tán: sau khi thu hoạch quả cần tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ cành yếu sâu bệnh để cây được thông thoáng, giảm sâu bệnh hại. 

Phân bón: Khi chuẩn bị đất trồng cây ít nhất 90 ngày, cần bón lót bằng cách trộn phân chuồng hoặc phân vi sinh với phân NPK và trộn đều với phần đất. Trước khi cây ra hoa, bón phân vào rãnh quanh gốc, mỗi lần bón khoảng 100gram/gốc NKP 16-16-8-13s. Giai đoạn cây ra hoa đậu quả, bón phân 3 lần vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, cây đang ra trái và sau khi thu hoạch. Lượng phân tăng dần theo năm, bón phân theo đường hình chiếu tán lá. Xới đất thành rãnh sâu 10-15cm, rộng 20cm, sau khi bón phân thì lấp đất lại. Bón khoảng 20-30 kg phân chuồng 1 lần/năm vào giai đoạn trước khi cây ra hoa.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 12 đến 32 độ C, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12 đến 21 độ C, tốt nhất là 18 độ CC. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12 độ C và cao hơn 21 độ CC, cây mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa.

Ánh sáng: Cây mắc ca là loại cây ưa sáng., không nên trồng dưới tán cây khác. 

Làm cỏ:  cần xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8-1m, mỗi năm chúng ta thực hiện chăm sóc cây 2 lần và tiến hành thường kỳ qua hàng năm. Khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng tiến hành phát dọn dây leo, làm cỏ xới đất quanh gốc đường kính 0,8-1m. Lần 2 cách lần 1 từ 40 – 50 ngày. Hàng năm trước khi bón phân, tiến hành làm cỏ, xới đất. 

Nhiệt độ: Cây macca chịu lạnh tương đối tốt, nhiệt độ trung bình từ 15 - 30 độ C, nhiệt độ thích hợp nhất để trồng cây là 20-25 độ C.

Các bệnh thường gặp ở cây mắc ca và cách phòng trừ

Bệnh hoa: đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị khô héo, hoa bị khô rồi rụng. Trong điều kiện mưa ẩm những hoa bị nhiễm bệnh biến sang màu nâu xám đến màu đen. Không nên trồng cây quá dày. Cây chớm bị bệnh phun thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,… nếu phun chậm thì không có tác dụng.  

Bệnh hại thân cây: Bệnh hại thân cây và cành cây do hai loại nấm dịch mao khuẩn và hại bào khuẩn mao sắc. Khi đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị chết khô và dần cây cũng bị chết. Dùng sơn trắng trộn với Cupric Hydroxide Cu(OH)2 (30% hydroxit đồng 100gr/lít) sơn vào chỗ vị trí từ độ cao 35cm trở xuống gốc cây.  

Côn trùng: Cần phun phòng định kỳ, không nên phun thuốc lúc cây ra hoa. Giai đoạn cây ra trái non, côn trùng thường chích hút quả non làm quả bị những nốt thâm và nứt vỏ quả. 

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: [email protected]

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon