Cây Khế là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Khế là cây ăn quả gắn liền với biết bao tuổi thơ qua bao thế hệ. Ngày nay người ta thường trồng cây khế ở nhiều nơi như quán ăn, quán cà cafe, vườn nhà. Cây khế vừa làm cảnh vừa tạo bóng mát và cho ra trái quanh năm. Nếu quý vị và các bạn cũng yêu thích loài cây này, muốn tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế thì Cây Cảnh Hoàng Gia xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
cây khế trưởng thành
Giới thiệu về cây khế
Cây Khế thường được gọi với là khế chua, khế ngọt, khế ta, Ngũ Liêm Tử.. Cây khế có tên khoa học là Averrhoa Carambola thuộc họ Oxalidaceae, họ Chua me đất. Câu khế có nguồn gốc từ Sri Lanka và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Brasil, Ghana và đặc biệt phổ biến tại Đông Nam Á. Khế là một loại cây dễ dàng phát triển mạnh ở vùng môi trường nhiệt đới Cây khế có năng suất cao, thường rơi vào khoảng 9 đến 10 vụ thu hoạch mỗi năm
Đặc điểm của cây khế
Cây khế là loại cây truyền thống của Việt Nam, cây khế được trồng từ nhiều đời nay với nhiều công dụng cho hoa đẹp, quả ngon, làm cảnh, tạo bóng mát. Nếu bạn muốn trồng khế cảnh thì dưới đây là một số đặc điểm của cây khế bạn có thể tham khảo.
cây khế cổ thụ
Đặc điểm hình thái
Là một cây ăn quả thuộc họ Chua Me Đất, thế nên cây khế cũng có một số đặc điểm hình thái tương tự như các loại cây ăn quả khác như
• Thân: Khế thuộc loại cây thân gỗ đa niên, tuy là cây lâu năm nhưng thân của nó không quá cao to. Với chiều cao của cây trung bình tới 5 - 12 mét, cây khế phù hợp trồng tại sân vườn, quán nước. Thường thân cây non sẽ có màu xanh và có nhiều lông tơ ngắn màu trắng trên thân. Khi thân cây già chúng sẽ có màu nâu đỏ, có nhiều đốt sần và thân ít lông hơn thân non.
• Cành: Dù là giống khế ngọt hay khế chua, thì cây khế có nhiều cành, trên các cành cây lại được phân thành các cành khác, đặc biệt cành cây khế thì rất giòn và dễ gãy.
• Lá: Lá Khế thuộc họ lá kép, có hình dạng lông chim dài tới 50cm. Lá Khế mềm có màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt hơn mặt trên. Lá kép lẻ bao gồm 5 – 11 lá chét, trong đó có 1 lá mọc ở đỉnh đầu và bên dưới là từng cặp mọc.
• Hoa: Hoa khế mọc thành cụm dạng chùm xim. Hoa thường mọc ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Cuống hoa dài khoảng 0,3cm, có tiết diện tròn, màu đỏ và có ít lông. Hoa khế đều là hoa lưỡng tính, vì thế nếu gặp thời tiết khô tỉ lệ đậu quả trên cây sẽ cao từ 50% đến 70% số hoa nở
hoa khế
• Quả: Quả khế là dạng quả mọng, quả có tiết diện hình ngôi sao 5 cánh với chiều dài từ 8-10cm và rộng khoảng 6-7cm. Quả còn non sẽ có màu xanh lục nhạt, khi đã già quả sẽ chuyển sang màu vàng. Quả khế giòn thường có vị chua ngọt. Khế từ vị của quả mà có hai loại: khế ngọt và khế chua.
quả khế khi chín
Đặc điểm sinh trưởng
Cây khế có thể sống và thích nghi tốt với vùng khí hậu nóng và ẩm ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Cây khế sống tốt trên nhiều loại đất, nhưng phát triển tốt nhất là trên đất nhiều mùn, tơi xốp, dễ tiêu thoát nước vì rễ của khế sẽ dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp trồng khế là 5,5 đến 6,5.
Cây có thể chịu được sự biến đổi nhiệt độ lớn. Một cây khế trưởng thành có thể chịu được rét đậm, rét hại và cả nắng nóng. Thậm chí một cây khế lớn có thể chịu được nhiệt độ từ 5-10 độ C vào mùa đông. Cây khế chủ yếu tái sinh bằng hạt. Tuy nhiên nếu muốn trồng khế vẫn có thể nhân giống bằng cách chiết cành, ghép cành, ghép mắt.
Cây khế ra lộc rất nhiều đợt trong năm. Riêng ở miền Bắc có mùa đông lạnh, thời tiết gió rét kèm mưa phùn thì khế sẽ có xu hướng phát lộc từ tháng 2 – tháng 3. Sau khi lộc xuân ổn định, khế sẽ bắt đầu ra hoa. Thường từ tháng 6 đến tháng 9 và kéo dài tới cuối thu, tức tháng 10, tháng 11.
Cũng trong khoảng thời gian trên, hoa khế sẽ nở thành nhiều đợt. Hoa khế sẽ ra từng chùm từ 20 đến 30 hoa nhỏ, trên thân cành già và cả cành 1 tuổi. Trong đó những quả thường có chất lượng cao hơn cả là quả ở cành ngang cây ngọn cong xuống dưới. Kinh nghiệm cho thấy hoa tháng 7 cho quả chính vào cuối thu thường có chất lượng tốt nhất.
Như đã nói, hoa khế thuộc loại lưỡng tính, tỉ lệ đậu quả cao nếu gặp thời tiết thích hợp, tuy nhiên, sau đó quả non sẽ bị rụng nhiều, có khi tới 75 đến 80% số quả, kể cả những quả đã lớn.
Các giống cây khế ở việt nam
Có thể trồng khế ở khắp các vùng miền nước ta, tuy nhiên được trồng ở chủ yếu là vùng thấp và đồng bằng. Hiện nay người ta chia khế ra làm 2 loại theo vị của chúng: khế chua và khế ngọt
• Những cây khế ngọt thường chúng sẽ có màu lá đậm và to hơn. Hoa nở sẽ có màu hồng và cánh hoa thường rũ xuống đất. Khi có quả, quả khế sẽ có kích thước nhỏ và màu xanh đậm, múi dày hơn khế chua.
• Những cây khế chua có lá màu xanh nhạt và mỏng, hoa khế chua thường có màu đỏ đậm. Đặc biệt là kích thước quả sẽ to hơn so với khế ngọt. Ngoài ra, có thể phân biệt đơn giản khế chua và khế ngọt nữa đó là là đọt của khế chua thường có màu nâu đỏ đậm, khi chín quả khế có màu vàng đậm.
cây khế chua
Công dụng tuyệt vời của cây khế
Khế là loài cây được trồng rộng rãi bởi nó không chỉ nhiều công dụng mà còn mang cả ý nghĩa phong thủy. Một số công dụng tuyệt vời của cây khế có thể kể đến như:
• Cây khế được yêu thích bởi khả năng tạo bóng mát, tạo không gian xanh cho gia đình, khuôn viên cảnh quan.
cây khế đẹp trồng trang trí cảnh quan
• Nhiều người cũng trồng khế với mục đích làm cảnh, chúng thường được trồng trong chậu vừa thấp nhỏ nhưng vẫn ra hoa và ra quả.
• Về ẩm thực, quả khế được sử dụng làm nguyên liệu trong khá nhiều loại món ăn như canh chua, gỏi cuốn, lẩu,..
• Trồng khế còn mang cả ý nghĩa phong thủy, đặc biệt là những cây khế có cành lá sum suê, quả chín vàng sẽ tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Nhiều người trồng khế và hy vọng cây khế sai quả cầu mong chúng thu hút tài lộc và phú quý. Ngoài ra cây khế còn mang ý nghĩa gắn liền với tuổi thơ quê hương.
cây khế chua trồng chậu
• Quả khế còn có những tích cực đối với sức khỏe con người, quả khế có thể hỗ trợ giảm cân, giữ dáng cho chị em phụ nữ, giảm cholesterol ngăn nguy cơ tim mạch. Sử dụng khế đúng cách sẽ tốt cho thị lực, giúp nâng cao hệ miễn dịch và kiểm soát được lượng đường trong máu…
khế chấm muối ớt
Kỹ thuật trồng cây khế
Không chỉ những người bán cây khế, mà những người mua khế cũng cần tìm hiểu về cách trồng cây khế. Từ đó, sẽ có cách chăm sóc cây chuẩn nhất để giúp cây phát triển tốt hơn.
Chọn giống
Thông thường sẽ tùy vào nhu cầu và sở thích cá nhân mà bạn có thể chọn giống khế muốn trồng. Có 2 giống khế được phân theo vị của nó là khế chua hoặc khế ngọt.
Phương pháp nhân giống
Sau khi chọn giống khế muốn trồng, bạn sẽ tiến hành nhân giống khế đó. Bạn có thể chọn cách nhân giống khế bằng hạt hoặc chiết cành. Sẽ mất 1 năm để cây khế cho quả. Với phương pháp nhân giống hạt, nên chọn quả to, múi dày và đều của những cây đã có ít nhất 3 lứa quả. Tách lấy hạt sau đó rửa sạch lớp nhầy trên hạt, phơi khô dưới ánh nắng nhẹ rồi bảo quản đợi ngày gieo hạt.
Tuy nhiên, để tiết kiệm được thời gian cho ra cây sinh trưởng tốt, đảm bảo, bạn có thể mua cây giống ở những vườn ươm. Cây Cảnh Hoàng Gia chính là một trong những nơi cung cấp cây khế giống chất lượng mà bạn có thể tham khảo.
Phương pháp trồng
Chọn loại đất phù hợp cho cây khế, thường đất có độ PH thích hợp là từ 5,5 đến 6,5. Đất có đặc tính là nhiều mùn, tơi xốp và dễ tiêu thoát nước, vì rễ cây Khế khá dễ bị thối khi bị ngập úng.
Hiện nay người ta vẫn ưa chuộng trồng cây khế bằng hạt, song gần đây phương pháp ghép (ghép mắt, ghép áp, ghép cành) đang dần được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên so với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn.
trồng cây khế chua tại vinhome river side
cây khế cổ thụ đẹp
Kỹ thuật chăm sóc cây khế
Vườn ươm các cây khế con cần được chăm sóc một cách chu đáo. Chúng phải luôn được giữ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng chúng ta cần tưới nước, tưới phân pha loãng cho cây. Khi cây khế đạt chiều cao 50 đến 60cm thì nên tỉa cành, tạo hình, nên để lại ở mỗi cây từ 2 đến 3 cành tỏa ra các phía. Sau 1 đến 2 tháng có thể đem trồng mới.
Khi cây lớn, nếu cành lá quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng. Có thể lưu ý bỏ bớt cành già, cành sâu bệnh, cành mọc chen chúc, cành yếu... Thời gian cắt tỉa cây thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả hoặc trước lúc ra hoa.
Kích thước hố trồng: 0,6x0,6x0,6 là phù hợp. Nhưng nếu đất xấu có thể đào hố 1,0x1,0x0,8m. Khoảng cách cây từ 5x6m hoặc 5x5m. Khế rất ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn cây xoài, nhãn, mít,...
Mỗi năm sau đợt thu quả cũng nên bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi cây khế còn nhỏ, nên bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (theo tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Đến khi cây bắt đầu cho quả có thể bón phân tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân bón kali.
Các bệnh thường gặp trên cây khế và cách phòng trừ
Không có quá nhiều lưu ý đặc biệt trong phòng trừ sâu bệnh cho cây khế. Tính đến hiện tại, chưa có loại bệnh nấm hay virus nào nguy hiểm đối với cây khế. Tuy nhiên sẽ có các loại sâu đáng chú ý như là ruồi đục quả hay sâu non thuộc bộ cánh phấn, chúng có thể đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.
Không những là cây ăn quả, cây khế còn mang lại không gian sống xanh với nhiều công dụng trong cả y học và ẩm thực. Với nhiều công dụng, cây khế đang ngày càng được ưa chuộng và được chọn trồng phổ biến. Hiểu được nhu cầu và tâm lý của khách hàng, Cây Cảnh Hoàng Gia đã cung cấp ra thị trường rất nhiều sản phẩm cây khế, cây khế cảnh uy tín với mức giá phải chăng. Nếu quý khách có nhu cầu sở hữu loài thực vật đặc biệt này. Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất! HOTLINE 0917030393