Menu

CÂY BƯỞI

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây bưởi công trình, cây bưởi cảnh, cây bưởi cổ thụ đường kính thân từ 5cm-60cm, chiều cao từ 2-10m. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

LIÊN HỆ HOTLINE: 0917 030 393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


Cây bưởi đã gắn bó từ rất lâu đời với người dân Việt Nam ta, không chỉ có cây tre gắn liền với hình ảnh làng quê, mà cây bưởi cũng làm gợi lên hình ảnh dân dã đó. Cây bưởi còn được xem là loại cây được trồng nhiều nhất Việt Nam và phù hợp với khí hậu ôn hoà. Những năm gần đây, bưởi được thống kê là trái cây mang lại giá trị kinh tế cao. Bài viết này Cây Cảnh Hoàng Gia mang đến cho bạn cái nhìn bao quát hơn về cây bưởi cũng như các giá trị của cây bưởi mang lại.

Giới thiệu cây bưởi

Cây bưởi có hai danh pháp khác là Citrus maxima hay Citrus grandis. Nước ta một số tỉnh miền Bắc còn gọi bưởi là trái bòng. Bưởi là một loại quả thuộc chi Cam chanh. Vỏ bưởi thường có màu xanh lục nhạt hay màu vàng khi khi chín, múi bưởi bên trong dày, từng tép xốp mọng nước, có vị ngọt chua hay đắng tuỳ theo loại.
Bưởi có nhiều kích thước khác nhau tuỳ mỗi giống.
cây bưởi diễn
cây bưởi diễn trưởng thành

Đặc điểm cây bưởi

Có nhiều cách để nhận dạng ra cây bưởi, thông qua các đặc điểm về hình thái và sinh trưởng như sau:

Đặc điểm hình thái

Về thân cây: Thân cây bưởi thuộc loại cây gỗ lớn, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 4-5 m. Trên thân cây có nhiều vết nứt dọc, vỏ cây có màu xanh nhạt.
Lá cây: Lá cây bưởi có hình trứng dài, màu xanh lục. Lá bưởi hơi cứng và to dày, chiều dài từ 12-20 cm và rộng từ 5-7 cm.
Hoa bưởi: Hoa bưởi thường nở vào tháng Giêng và tháng Hai mỗi năm, mọc thành từng chụm ở đầu ngọn, có hương thơm ngào ngạt. Hoa bưởi có màu trắng dạng hoa kép, mỗi bông 5 cánh hoa và đầu nhuỵ có màu cam, chính giữa là noãn để sau này tạo ra quả.
hoa bưởi
hoa bưởi
Quả bưởi: Là loại trái cây phổ biến, bên ngoài màu xanh hơi ngả vàng, hình cầu lớn đường kính từ 20-25 cm, nặng từ 3-6 kg. Bên trong trái bưởi được chia làm nhiều múi và ngăn cách bởi lớp vỏ mỏng màu trắng, từng múi mọng nước và ngon ngọt. Bưởi cũng có nhiều hạt nhỏ màu trắng ngà.
quả bưởi năm roi
quả bưởi năm roi

Đặc điểm sinh trưởng

Trong điều kiện bình thường đáp ứng đầy đủ về chăm sóc cây bưởi, vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 và 5 âm lịch) sau thời gian dài sống ở thời tiết khô, cây bưởi đã phân hoá mầm hoa và khi mưa xuống hoa bưởi nở rộ. Sau khoảng 7-8 tháng (vào dịp Tết Nguyên Đán) thì bưởi sẽ cho thu hoạch trái.
Các giống cây bưởi ở Việt Nam
Bưởi năm roi
Bưởi năm roi được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nam Bộ, điển hình là Vĩnh Long. Bưởi năm roi có vỏ mỏng, hình tháp đáy rộng, trọng lượng trung bình khoảng 1.5kg/quả.
Bưởi năm roi khi chín có màu nhạt và mùi hương khá đậm. Bên trong các múi màu vàng nhạt, dễ bóc tách, nhiều nước, ngọt và hơi chua thanh rất đặc trưng.
Bưởi da xanh
Bưởi da xanh trồng phổ biến ở Bến Tre. Đúng với tên gọi của bưởi, vỏ bưởi có màu xanh và khi chín chuyển nhẹ sang màu hơi vàng, trái bưởi hình cầu và nặng gần 2.5 kg. Bên trong từng múi bưởi có màu hồng đỏ, thơm, ngon ngọt và không chua.
Bưởi Diễn
Đây là giống bưởi ở Hà Nội nhưng cũng được người miền Nam ưa chuộng. Loại bưởi này có hình tròn đẹp, không quá to chỉ khoảng 1kg.
Vỏ bưởi khi chín có màu vàng đều hơi nhat, múi bưởi mọng nước màu hung vàng, khi ăn có vị ngọt thanh mát. Đây là trái cây đặc sản tại vùng Phú Diễn - Từ Liêm Hà Nội.
Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng cũng xuất phát ở miền Bắc, là một giống bưởi đặc sản tại huyên Đông Hùng - Phú Thọ. Múi bưởi Đoan Hùng trắng ngà, ráo, vị ngọt lịm khiến bạn không thể nào quên được.
Bưởi Phúc Trạch
Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Bưởi có dạng hình cầu tròn, khi chín màu vàng nhạt và vỏ không trơn. Mỗi trái bưởi Phúc Trạch có trọng lượng lên đến 2 kg.
Bưởi Phúc Trạch có các múi bưởi hồng nhạt đến trắng và dễ tách. Mùi vị của giống bưởi này ngọt đậm và thanh nhẹ đặc trưng.
Bưởi Tân Triều
Bưởi Tân Triều ở khu vực miền Nam, thuộc tỉnh Đồng Nai. Bưởi Tân Triều còn có tên gọi khác là bưởi đường lá cam. Quả bưởi Tân Triều to, đẹp, dạng quả lê và khi chín có màu xanh vàng.
Bưởi có mùi thơm như ổi chín, vị hơi chua chua ngọt ngọt. Đây là giống bưởi thường được xuất khẩu ra các nước khác.
Bưởi Luận Văn
Bưởi Luận Văn được xem như là loại bưởi nổi tiếng ở Việt Nam, vỏ màu đỏ, hương thơm đặc trưng và mùi vị ấn tượng, thường dùng để dâng cho vua chúa ngày xưa. 
Bưởi Luận Văn có hình bầu dục, đỉnh lồi và có trọng lượng 1.2 kg khi trưởng thành. Khi chín bưởi có màu đỏ hồng trông rất bắt mắt. Mỗi năm dịp Tết Nguyên Đán người dân thường mua loại bưởi này đặt trong mâm ngũ quả với mong muốn cầu cho tài lộc suốt năm.

Công dụng ý nghĩa của cây bưởi

Giống như nhiều loại cây trồng khác, cây bưởi cũng mang lại nhiều giá trị cho người trồng, cho người sử dụng cũng như mang lại giá trị kinh tế chung cho người nông dân.
Cây bưởi trang trí nhà cửa
Cây bưởi gắn liền với văn hoá, với con người Việt Nam từ rất lâu đời. Từ xa xưa cây bưởi được trồng phổ biến tại các làng quê Việt Nam để lấy trái ngọt và làm bóng mát cho nhà cửa, gắn liền với tuổi thơ. Ngoài ra, cây bưởi còn được trồng làm cây cảnh trang trí, làm cây bonsai làm đẹp và trang trí trong nhà.
Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế từ cây bưởi
Quả bưởi thuộc họ nhà Cam, nên chứa rất nhiều vitamin C và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Sử dụng bưởi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ mạnh và phòng ngừa một số bệnh như cảm cúm, ho, viêm họng.
Những năm gần đây, nước ta có nhiều chính sách để nâng cao giá trị cây bưởi. Theo thống kế của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, diện tích cây ăn quả ở các tỉnh miền Bắc hơn 121 nghìn hecta, trong đó cây bưởi chiếm 40%, chủ yếu là các loại bưởi da xanh, bưởi năm roi và bưởi Diễn. Cây bưởi cũng đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân địa phương lên đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm. 
Làm đẹp
Đặc biệt trong vỏ bưởi có nhiều tinh dầu, vì thế được chị em phụ nữ sử dụng để làm trắng da, dưỡng tóc, xông hơi giải cảm, trị độc,.. Các bà mẹ dân gian lúc xưa thường đun nước vỏ bưởi gội đầu, giúp tóc óng mượt, giảm gàu và ngăn ngừa gãy rụng.
Giá trị trong y học
Vỏ bưởi còn giúp trị đờm, ho ở cổ họng. Vỏ bưởi có rất nhiều công dụng hữu ích khác như trị đau dạ dày, đầy bụng. Lá bưởi chữa sốt, ho, nhức đầu,..
Hạt bưởi được sử dụng để trích lấy hoạt chất pectin trong hạt có khả năng cầm máu. Hoa bưởi dùng làm tinh dầu thơm, sản xuất bánh kẹo.

Ý nghĩa cây bưởi

Theo dân gian, cây bưởi tượng trưng cho sự đoàn viên, sum họp gia đình và mong mọi việc đều có đôi có cặp. Cây bưởi còn tượng trưng cho sự ấm no, sung túc. Đây còn là loại cây xanh tốt quanh năm khiến ngôi nhà luôn xanh tươi và tràn đầy sức sống.
Vì thế, cây bưởi còn mang ý nghĩa phong thuỷ tốt. Cây bưởi thích hợp trồng trong sân vườn làm đẹp nhà và mang lại trái ngọt.
cây bưởi trồng chậu làm cảnh
cây bưởi trồng chậu làm cảnh vào dịp tết

Kỹ thuật trồng cây bưởi

Cây bưởi được xem là khá dễ trồng, dễ chăm sóc và mau ra quả mỗi năm, mang lại rất nhiều giá trị. Để có thể tận hưởng trái ngọt hay mang đi thương mại, lúc trồng bưởi cũng cần một vài kỹ thuật để bạn có được mùa vụ tốt từ cây bưởi.

Chọn giống cây bưởi

Chọn giống cây bưởi để trồng cần chọn giống từ cây khoẻ mạnh, lá xanh tốt và chiều cao khoảng 35 cm trở lên. 
Nên chọn phương pháp chiết cành bởi bưởi chiết có đặc điểm rễ ăn ngang không gặp tầng đất bị chua. Bưởi chiết cũng cho ra quả nhanh và kế thừa nhiều ưu điểm từ cây mẹ.
kí thuật trồng cây bưởi mang lại giá trị năng suất cao
trồng cây bưởi cho năng suất cao

Phương pháp nhân giống cây bưởi

Có ba phương pháp nhân giống, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng
Phương pháp nhân giống bằng hạt: Sử dụng hạt tiết kiệm các chi phí khác, khả năng thích nghi cao nhưng lại cho quả chậm, cây con mất đi nhiều đặc tính tốt của cây mẹ.
Phương pháp ghép mắt: Phương pháp này sẽ cho quả nhanh hơn, khả năng sống sót và sinh trưởng cao nhờ kế thừa bộ gốc ăn sâu từ cây mẹ. Tuy nhiên phương pháp này bản chất là lai tạo nên cho quả chất lượng kém hơn, thu hoạch thấp và cây nhanh thoái hoá. Tỷ lệ thành công ở phương pháp này khá thấp.
Chiết cành: Đây là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay, bởi tỷ lệ sống cao, thời gian cho quả nhanh (sau 3-5 năm) và sở hữu yếu tố di truyền lên đến 90%. Phương pháp chiết cành cho bưởi chiết có đặc điểm rễ ăn ngang không gặp tầng đất bị chua.
chiết cây bưởi
phương pháp chiết cành bưởi

Quá trình trồng cây bưởi

Thời vụ trồng
Có thể trồng cây bưởi ở những vùng đồng bằng sông Cửu Long vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới nước, nhưng lưu ý cần phòng ngừa sâu bệnh và rầy có thể tấn công các đọt non. Có thể trồng cuối mùa mưa để hạn chế sâu bệnh nhưng phải đảm bảo tưới nước cho cây bưởi đầy đủ.
Đối với các tỉnh miền Bắc, thời vụ trồng thích hợp vào mùa Xuân (tháng 2 - tháng 4), mùa Thu (tháng 8 - tháng 10) trong điều kiện nước tưới đầy đủ. Trồng vào mùa Thu cây sinh trưởng ổn định, mùa Xuân cây sinh trưởng tốt hơn.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cây bưởi nên chuẩn bị đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để tưới mùa khô, mùa mưa phá vồng để cây không bị úng nước. Xung quanh vùng nên đào mương rộng từ 1.5 - 2 m và sâu 1-1.2 m và đắp bờ cao, mương nội đồng cần 0.5 - 1 m và sâu 0.8 - 1 m. Nếu đất chua cần bón vôi để nâng độ pH đạt 5.5 - 6. Lưu ý đặt cống nước để điều tiết thoát nước.
Mật độ trồng
Khoảng cách trồng trung bình là 4 - 5 m x 5 - 6 m, tương đương với mật độ từ 35 - 50 cây/1000 m2.
Cách trồng
Cách trồng khá đơn giản, đặt cây bưởi giống vào giữa hố hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới. Phủ quanh gốc các loại phân xanh và rơm, rạ để tạo độ ẩm mát gốc.
cây bưởi cổ thụ
cây bưởi cổ thụ tại vườn ươm
cây bưởi công trình

Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi

Tưới nước
Cây bưởi cần được tưới nước đầy đủ từ giai đoạn cây con tới khi ra trái. Mùa nắng tưới thường xuyên và đều đặn, mùa mưa cần lưu ý tiêu nước vào các tháng mưa nhiều để tránh cây bị ngập úng có thể dẫn đến chết cây.
Cắt tỉa, tạo dán
Tạo tán là một việc làm cần thiết để cây bưởi hình thành và phát triển vững chắc hơn. Tỉa cành sau khi thu hoạch để duy trì chiều cao của cây trong tầm kiểm soát tốt, duy trì sức sống của cây để đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và ra trái đạt chất lượng tối đa.
Phân bón
Bón lót phân chuồng, phân lân và vôi cho cây ở giai đoạn trước khi trồng, sau đó thuỳ theo tình trạng sinh trưởng và độ tuổi của cây để bón tiếp cho phù hợp. Với giai đoạn cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước và tưới định kỳ 1-2 lần/tháng.
Từ năm thứ 3 trở đi bón 4 lần/năm và bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc như sau:
Lần 1: sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng cùng 1/3 lượng phân NPK.
Lần 2: trước khi cây ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
Lần 3: sau khi cây đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
Lần 4: trước khi cây thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 - 2 kg phân Kali.
Sau khi thu hoạch tùy theo sự phát triển của cây để bón cho cây phát triển tươi tốt và đạt năng suất ở mùa vụ sau.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển năng suất khoảng 23 đến 29 độ C.
Ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây bưởi là ánh nắng khoảng 9 giờ sáng.
Làm cỏ
Để hạn chế cỏ dại, khi cây chưa giao tán giữa các hàng nên trồng xen cây họ đậu đỗ, vừa tác dụng giữ ẩm, tặng đạm hữu cơ và mang thêm nguồn kinh tế khi thu hoạch. Ở phần gốc, nên phủ rơm rạ, cỏ khô để hạn chế cỏ dại.
chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch
dọn cỏ bón phân sau thu hoạch
>>>có thể bạn quan tâm: cây tùng bách tán

Các bệnh thường gặp của cây bưởi và cách phòng trừ

Một số bệnh thường gặp ở cây bưởi, người nông dân nên biết để phòng trừ kịp thời
Bệnh thối gốc và chảy mủ: Gây chảy mủ trên thân, gốc, cành và phần lớn do nấm có tên Phytophthora spp, có thể sử dụng thuốc phun Aliette 2,5%, Ridomil 2% và đừng để cây úng nước.
Bệnh loét: có vết loét sâu và lan nhanh cho sâu. Để phòng ngừa nên vệ sinh sân vườn để trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái thì phun vôi 1% 3 lần ngày, cách nhau 10-15 ngày.
Sâu vẽ bùa: là sâu non đục khoét lá gây những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với loét. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.
Sâu đục thân cành: sâu đục gây chảy mủ và cành chết, phòng ngừa bằng cách cắt bớt cành nếu cành bị hại và chích thuốc trừ sâu vào những lỗ đục nhỏ hay dùng móc sắt để bắt sâu.
Bên cạnh đó, có thể kết hợp trồng đan xen cây ổi để xua đuổi rầy hoặc sử dụng các loại thuốc phun định kỳ để vệ sinh vườn cây.
Không thể không thừa nhận các lợi ích của cây bưởi mang lại cho đời sống cũng như các giá trị mà cây bưởi mang đến cho người nông dân. Nếu như gia chủ hay những người nông dân đang xem xét đến việc trồng cây bưởi, thì hãy liên hệ với Cây Cảnh Hoàng Gia để lựa chọn những loại giống tốt cùng sự tư vấn để tạo ra các giá trị hữu ích mà cây bưởi mang lại qua rất nhiều năm. Háy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE 0917030393
Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: caycanhhoanggia.vn@gmail.com

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon