Menu

CÂY VẠN TUẾ CÔNG TRÌNH

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây vạn tuế công trình, cây vạn tuế cổ thụ nhiều ngọn đường kính thân từ 20cm-1m, chiều cao từ 0.4 - 4m. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh

LIÊN HỆ HOTLINE: 0917 030 393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


1. Giới thiệu cây vạn tuế

Cây Vạn tuế, có tên thường gọi là cây Vạn tuế, có tên khoa học là Cycas revolute; cây thuộc họ Cycadaceae (Thiên Tuế),bộ Cycadales, lớp Cycadopsida, ngành Cycadophyta. Cây có tên gọi khác là cây chuối chịu lửa hay là cây đuôi phượng. Thuộc loại cây thường xanh quanh năm, cây vạn tuế có hình dáng khá lạ. Đây chính là điểm độc đáo của cây.

Cây Vạn tuế có nguồn gốc từ châu Á, bắt đầu từ miền nam Nhật Bản rồi sang đến Trung Quốc, Ấn Độ… sau được yêu thích mà du nhập sang nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Cây vạn tuế đã du nhập vào nước ta từ lâu đời và trở thành cây kiểng mang giá trị cao, thẩm mỹ lớn nên rất được ưa chuộng. Loài cây này được trồng nhiều ở vườn quốc gia Cát Bà. Ở Hà Nội có thể thấy dọc phía trước lăng và thư viện Quốc gia.

 

cây vạn tuế 

 

2. Đặc điểm cây vạn tuế

2.1. Đặc điểm hình thái

Cây vạn tuế thuộc loại cây thường xanh quanh năm và có hình dáng khá lạ. Đây chính là điểm độc đáo của cây. Thân cây vạn tuế thường trơn, giống như cây cau, không có gai nhọn, có màu vàng nhạt, màu vàng càng lộ rõ khi dần lên phía đỉnh ngọn và ít chia nhánh. Phần gốc cây thường phình ra to và thu nhỏ lại dần ở ngọn (giống với hình bầu hoặc hồ lô), sinh trưởng do cành lá thoái hóa. Cây thường cao từ 1 – 3m. Hình dáng cây vạn tuế khá uy nghi, trang trọng và chúng còn mang trên mình vẻ đẹp cổ kính, do đó thường được sử dụng trồng cảnh tại những không gian mang tính chất trang nghiêm như lăng bác, các sở thành phố, những công trình ý nghĩa tưởng niệm, khu di tích,…

  

Lá vạn tuế có dạng lông chim, khá nhẵn, mọc thành vòng đặc ở đỉnh thân và bao phủ xung quanh thân cây, xòe ra ngoài. Khi còn non, lá có màu xanh nhạt, về sau sẽ đậm dần. So với người họ hàng là cây Thiên Tuế, lá của loại cây này mỏng và mềm mại hơn. Cuống lá có gai mang lá chét dài từ 15 đến 18cm, mũi nhọn có gai, mép cong lại, khi lá già sẽ rụng và để lại sẹo, do đó mà thân cây vạn tuế thường rất xù xì. Gai cứng nên khi đâm vào tay sẽ để lại vết hoặc khiến bạn đau.

Hoa vạn tuế mọc ở ngọn thân, thuộc loại đơn tính khác gốc, có lông màu hung vàng dày, mép chia thành nhiều dải hẹp giống như một ngọn hải đăng lớn trên ngọn cây vạn tuế. Cây vạn tuế nở hoa, hoa cây vạn tuế có thể dài từ 25 – 30cm, rộng từ 5cm. Hoa cái của cây bao gồm những noãn dài tới 20cm, chúng có lông màu trắng hơi ngả vàng nhìn giống hình bán cầu. Khi cây kết trái cau màu da bò mang những hạt hình trái xoan dẹt và có màu da cam. Hoa đực thường hẹp dài mang nhị hình mác có bao phấn dọc theo mép, tựa như trái ngô lớn. Người xưa có câu: “Nghìn năm vạn tuế đơm hoa” để chỉ sự hiếm có vì quá trình để vạn tuế ra hoa rất lâu. Đa số các cây cho ra hoa là những cây lâu năm, tuy rất hiếm khi nở nhưng mỗi lần nở hoa lại rất bền màu và đẹp.

Nhiều người không biết rằng loại cây này cũng có quả. Quả của cây vạn tuế mang màu da bò và có hình dáng như những trái cau. Bên trong quả có chứa hạt hình trái xoan dẹt với màu cam độc đáo.

>>>xem thêm: cây lát hoa công trình

2.2. Phân biệt cây Vạn tuế với cây Thiên tuế

Vì thuộc họ Cycadaceae nên nhiều người thường không phân biệt được cây vạn tuế và cây thiên tuế, bởi một số đặc điểm bên ngoài của hai loại khá giống nhau. Tuy nhiên, thực tế thì cây vạn tuế khác cây thiên tuế:

  • Điểm giống

Cả cây vạn tuế và thiên tuế đều thuộc họ Cycadaceae, chi tiết đuôi phượng. Đều là loại cây trường thọ lâu năm với tốc độ sinh trưởng chậm, có khả năng chịu hạn hán tốt, lá cây thường mọc ở trên đỉnh.

  • Điểm khác

Tuy nhiên, mỗi loại lại cũng mang những đặc điểm riêng biệt về hình thái và màu sắc mà các bạn có thể phân biệt được:

  • Cây vạn tuếThân cây vạn tuế thường trơn, giống như cây cau, không có gai nhọn, có màu vàng nhạt, màu vàng càng lộ rõ khi dần lên phía đỉnh ngọn. Phần gốc cây thường phình ra to và thu nhỏ lại dần ở ngọn (giống với hình bầu hoặc hồ lô).

Lá cây vạn tuế mỏng, mềm, đâm thẳng, mọc xưa ở cuống lá và đâm thẳng lên trời. Cây vạn tuế sinh sản bằng quả, khi quả lớn và rụng thì người ta sẽ sử dụng nó để gieo trồng.

  • Cây thiên tuếThân cây có nhiều mắt gai nhọn, màu vàng nhạt, thân cây to đều từ gốc đến ngọn, tỷ lệ cây có vót nhọn ở ngọn rất ít. Lá cây có hình kim, màu xanh nhẵn, mọc dày trên cuốn. Các cây con thường mọc ra từ gốc hoặc giữa thân có màu nâu và có gai nhọn.

2.3.Đặc điểm sinh trưởng

Cây vạn tuế là một cây có khả năng sống rất lâu, tuy phát triển chậm nhưng rất kiên cố và cứng cáp phù hợp khi trồng ở trước sân nhà, công trình, công viên hay các khu lịch.

Đây là loài cây ưa sáng, thích nơi có ánh nắng trực tiếp vì vậy, nó được trồng nhiều ở ngoài trời tại các vùng có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới ấm áp. Vạn tuế không chịu được rét, nếu trồng ở nơi có khí hậu lạnh thì người ta thường trồng trong nhà kính.

Cây phát triển tốt nhất trong đất cát hơi chua, thoát nước tốt nếu không rất dễ bị úng dẫn đến chết cây, đất cần tơi xốp và màu mỡ. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất từ 20-30 độ C. Vạn tuế chịu hạn khá tốt trong ánh nắng hoặc ở ngoài trời. Nếu trồng trong nhà, bạn nên có đèn để cây có thể phát triển tốt hơn. Loài cây này sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao nên được rất nhiều người yêu thích. 

 
cây vạn tuế 10 năm tuổi
 

3. Công dụng của cây vạn tuế

3.1. Trồng làm cảnh

Nhờ hình dáng vững chắc, tán lá xanh đẹp, cây vạn tuế thường được lựa chọn làm cây cảnh công trình. Ta có thể thấy cây vạn tuế tại các khuôn viên như trường học, bệnh viện, công ty, khu công nghiệp, sân vườn, công viên hay trong các đại sảnh, phòng họp.

Nhiều người còn giới hạn chiều cao của cây vạn tuế để trồng trong chậu nhỏ, trưng bày trong nhà. Đối với những người yêu thích cây cảnh, cây vạn tuế có kích thước càng nhỏ thì càng có giá trị và nhiều ý nghĩa.

3.2. Tốt cho môi trường

Không chỉ làm đẹp cảnh quan, cây vạn tuế còn giúp thanh lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn rất hiệu quả. Các bộ phận của cây vạn tuế còn có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe.

 

 3.3. Trang trí không gian 

 

Cây vạn tuế còn được sử dụng nhiều để trang trí trong các lễ hội hoa hay đám cưới. Giá trung bình dao động từ 2 – 5 nghìn/ lá. Vốn có hình dáng đẹp lại dễ dàng uốn lượn để tạo hình, các tiệm hoa tươi đặc biệt ưa chuộng loại cây này. Hiện nay, làng nghề trồng để thu hái, kinh doanh lá vạn tuế cũng rất phát triển.

3.4. Tác dụng chữa bệnh

Ngoài ra, hạt cây vạn tuế có tác dụng chữa bệnh rất lớn mà không phải ai cũng biết. Theo Đông Y, các bộ phận như hạt lá rễ của cây đều có thể dùng làm thuốc. Trong khi lá cây có tác dụng thu liễm chỉ huyết giải độc, hoa vạn tuế lại giúp lý khí chỉ thống, tích thật có tinh.

Bên cạnh đó, hạt cây cũng được sử dụng để bình can, giáng huyết áp và phần rễ phát huy công dụng phong hoạt lạc, bổ thận rất tốt. Tuy nhiên, các thành phần này đều có chứa độc tố nên trước khi sử dụng trên con người cần phải làm sạch cẩn thận.

>>>có thể bạn quan tâm: cây sang cổ thụ

4. Ý nghĩa của cây vạn tuế

4.1. Ý nghĩa cây trồng

Là cây thân gỗ sống lâu năm cao, trên thân trụ thẳng của cây vạn tuế có nhiều vết sẹo để lại do lá rụng giống cây cọ. Tuy nhiên, lá cây vẫn giữ được màu xanh tươi đầy sức sống tượng trưng cho sự kiên nhẫn, bền bỉ và chất chứa giàu tình cảm. Lá cây mang đến một cảm giác khỏe khoắn đối lập nên thường được sử dụng để cắm hoa. Đặc biệt, cây vạn tuế có ý nghĩa quan trọng đối với gia chủ trong việc mang lại tài lộc và một sự nghiệp vững chắc.

4.2. Ý nghĩa phong thủy

Không chỉ mang tính chất đem lại khuôn viên xanh cây vạn tuế còn biểu tượng cho sự kiên trì, bất khuất, dáng đứng hiên ngang và sức sống mãnh liệt giúp cho gia chủ cảm thấy sự nghiệp bền vững, thành đạt và vươn lên trong cuộc sống khi sở hữu nó.

Theo phong thủy, cây vạn tuế có thể giúp cân bằng khí âm dương. Vì thế, những chậu cây này tựa như các tráng sĩ đứng canh giữ bên ngoài các công trình cổ kính hay nhiều kiến trúc tâm linh. Cây vạn tuế vừa giúp tô điểm quang cảnh, vừa mang đậm tính phong thủy.

Cây Vạn tuế hợp mệnh gì? Cây màu xanh thẫm thuộc hành Thủy. Và tương thích với những người mang mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc).

Cây Vạn tuế nên trồng ở đâu cho hợp phong thủy? Theo các chuyên gia phong thủy, bạn có thể trồng nó ở trước nhà, trước cửa cơ quan, trong khuôn viên sân vườn,… đều được. Nên trồng cây ở hướng Tây hoặc hướng Bắc, chăm sóc cẩn thận để cây sinh trưởng tốt, luôn xanh tươi như vậy gia chủ sẽ luôn gặp may mắn, tài lộc.

   

cây vạn tuế trồng thành đồi

   

5.Kỹ thuật trồng cây vạn tuế

5.1 Chọn giống

Cây vạn tuế thường trồng nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, giâm củ. Gieo hạt là một trong những cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để tiến hành nhân giống cây vạn tuế nói riêng và các cây có thể trồng bằng hạt nói chung. Tuy nhiênphương pháp này rất ít khi được người dân sử dụng vì nó là một phương pháp mang trong mình nhiều rủi ro cao với nguyên nhân là tỉ lệ cây nẩy mầm từ hạt không cao, thời gian để cây vạn tuế ra hoa và thu hoạt hạt rất lâu.

 Hiện nay việc trồng vạn tuế được thực hiện với phương pháp giâm củ, cách này được dùng phổ biến hơn. Với cây vạn tuế đã phát triển, phía dưới thân cây sẽ xuất hiện một số củ non có hình tròn và có 1 lá non nhỏ nhú ra.  Bạn có thể sử dụng củ tách ra từ thân để tiến hành nhân giống.

 

cây vạn tuế công trình

5.2 Các phương pháp nhân giống

+ Nhân giống bằng cách gieo hạt:

Do cây vạn tuế có hoa đực và hoa cái khác nhau nên để có được hạt giống thì bạn phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (hoặc có thể mua sẵn từ cửa hàng). Hạt trước khi gieo thì nên ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C trong 12 giờ, sau đó đổ ra cho ráo nước. Sau 1 giờ lại ngâm nước ấm pha 0,1%  FeSO4 và KH2PO rồi mang đi ủ. Sau khoảng 12 giờ khi hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo ở luống cát hoặc mùn.

Hạt giống sau khi gieo thì khoảng 3 – 4 tháng sẽ nảy mầm. Lúc này bạn có thể chăm sóc cây đợi cây lớn khoảng 10 – 30cm rồi đem trồng trong bầu, hoặc chậu.

+ Nhân giống bằng cách giâm củ:

Nhân giống bằng hạt mặc dù phổ biến nhưng lại rất mất thời gian, vì thế bạn có thể sử dụng nhân giống bằng cách giâm củ. Cây vạn tuế trưởng thành khi cắt bỏ có thể sử dụng đoạn thân cưa thành từng miếng nhỏ dài 10 -20cm. Cạo hết phần tủy, dùng Benlat 0,4% để làm khô và IBA ngâm trong 2h.

Sau đó giâm vào đất cát hoặc đất thịt chua, sau khoảng 4 tháng sẽ bắt đầu mọc rễ, mỗi miếng củ có thể mọc 1 hoặc nhiều cây con và sau 2 năm giống sẽ mọc lá. Và lúc này thì bạn có thể đem đi trồng vào chậu. Nên lưu ý khi bấng cây để không bị mất rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

+ Nhân giống bằng chồi hút:

Mặc dù không mọc cây non nhưng cây vạn tuế trưởng thành thường có chồi hút để bạn có thể nhân giống. Lựa chọn những cây có đường kính từ 5cm, chồi hút mọc trên 2cm (nên lựa chọn chồi mọc rễ, không nên cắt chồi chưa lớn trưởng thành). Khi cắt chồi thì nên ngâm ngay vào dung dịch kích thích mọc rễ IBA 0.1% trong 2 giờ, sau đó lấy ra để khô và cắm xuống luống giâm. Phủ thêm một lớp mùn để giữ ẩm, sau khoảng 4 tháng thì cây sẽ nảy chồi, khoảng 1 năm có thể đem đi trồng.

5.3 Quá trình trồng cây vạn tuế

  • Tiêu chuẩn chọn giốngCây trồng muốn khỏe mạnh phát triển tốt thì việc chọn lựa cây giống là yếu tố quyết định đầu tiên. Cây con giống vạn tuế được trồng cần chọn những cây không bị sâu bệnh. Những cây to khỏe có đường kính thân khỏe mạnh và có đủ các bộ phận như rễ và cành lá 
  • Thời vụ trồngNên gieo vào khoảng vụ xuân (tháng 3 – tháng 4) hoặc vụ thu (tháng 8 – tháng 9) vì lúc này thời tiết không quá nắng nóng hoặc lạnh giá thích hợp để kích thích cây mọc rễ và phát triển.
  • Chuẩn bị đất trồngNên chọn những loại đất có thành phần cơ giới hơi nặng, hoặc những loại đất chứa dinh dưỡng cao. Đất thịt là môi trường sống thích hợp của cây vạn tuế. Khi trồng, bạn nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng và được làm sạch. Bạn có thể phối trộn thêm phân chuồng hoai mục và khử trùng đất với vôi bột. Sau khi trộn đều tất cả các thành phần lại với nhau, bạn đem đất đi ủ trong 1 tháng rồi mới tiến hành trồng.
  • Lựa chọn chậu câyVì là loại cây sinh trưởng chậm, lâu năm nên khi mới gieo trồng bạn cũng không cần chọn những chậu quá to, mà nên chọn những loại có kích thước vừa. Và sau 2 -3 năm có thể thay chậu khác cho cây.
  • Cách trồng Khi cây giống đã phát triển thì bạn có thể bỏ bầu ra để trồng cây vào trong chậu.Bạn nên đặt cây giống chuẩn bị sẵn trên đất, ở những hố đã trồng sẵn. Sau đó, bạn tiến hành đặt gốc cây vào hố và lấp đất lại chạm đến phần gốc phình to của thân cây. Lưu ý, bạn không nên trồng quá nông hoặc quá sâu. Việc này sẽ không tốt cho sự phát triển của cây. Sau khi trồng xong, bạn cần tưới nước để giữ độ ẩm cho cây ngay. Khoảng 1 tháng sau, cây sẽ phát triển khỏe mạnh trở lại.

 

đánh chuyển cây vạn tuế

5. Kỹ thuật chăm sóc cây vạn tuế

Với những lưu ý dưới đây, bạn có thể chăm sóc cây vạn tuế một cách tốt nhất, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, bạn nên trồng cây vạn tuế ở những khu vực rộng rãi như sân vườn, khuôn viên công cộng. Vạn Tuế cần ánh sáng để phát triển tuy nhiên không phải ánh nắng gắt. Tốt nhất là bạn nên đặt cây ở điều kiện bán râm. Nếu cây chủ yếu được trồng trong nhà, hay trong văn phòng thì mỗi tuần đưa cây ra ngoài tự nhiên 2 lần vào buổi sáng khoảng từ 6 – 9h. Nếu không, cây sẽ bị thiếu ánh sáng, và dễ bị vàng lá, không khỏe mạnh.

Tưới nước: vạn tuế không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần bổ sung độ ẩm cho đất khi nào thấy đất đã khô. Thông thường thì tưới 1 – 2 lần mỗi tuần vào sáng sớm là được. Nếu thời tiết quá nắng gắt thì bạn có thể tăng lần tưới nên. Mỗi lần tưới cũng không nên tưới quá đẫm, có thể khiến cây bị ngập úng, thối rễ.

Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc bạn cần thường xuyên quan sát, cắt tỉa tạo dáng và loại bỏ các lá hư thối cho cây. Nếu thấy cây có dấu hiệu sâu bệnh, rầy nấm thì cân mua thuốc về phun để phòng trừ ngay.

Dọn cỏchú ý làm cỏ, giữ thông thoáng gốc cây; tỉa bỏ lá khô héo kịp thời giúp tránh sâu bệnh cho cây.

Dinh dưỡng: vạn tuế có thể sinh trưởng ngay cả trên đất cằn cỗi nên nhu cầu dinh dưỡng không quá cao. Nếu được bạn có thể bón phân NPK cho cây mỗi 4 – 5 tháng một lần. Nếu trồng cây trong chậu, sau 2 – 3 năm hãy thay đất và chậu để làm mới môi trường sống cho cây.

7. Các bệnh thường gặp ở cây vạn tuế và cách phòng trừ

7.1. Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá vạn tuế thường xảy ra trên các cây vạn tuế, bệnh này làm cho lá khô nứt ra, ảnh hưởng tới cảnh quan

Triệu chứng: Lá xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu nhạt, dần dần lớn lên thành đốm, đường kính 5mm. Mép đốm màu nâu đỏ, giữa đốm màu trắng xám hoặc nâu sẫm, trên đốm mọc các chấm đen. Do các đốm liền nhau nên thường tạo thành đốm lớn khô.

Nguyên nhân: Bệnh đốm lá vạn tuế do nấm Ascochyta cycadina Scalia thuộc lớp bào tử xoang, bộ vỏ cầu. Các chấm đen nhỏ trên đốm bệnh là vỏ bào tử; bào tử trong vỏ bào tử. Vỏ bào tử màu nâu đen, kích thước 100-239um, bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, gần như không màu đến nâu nhạt, có 1 vách ngăn, kích thước 8-11 x 3.2-4,2um. Vỏ bào tử và sợi nấm qua đông trên lá bệnh, năm sau lây lan xâm nhiễm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của nấm bệnh là 28oC, nhất là vào mùa nắng và mưa nhiều bệnh rất nặng. Bệnh thường gây hại vào các tháng 5- 11, nặng nhất là vào tháng 8, 9.

Phòng pháp phòng trừ:Chọn đất hơi chua, đất cát để trồng, tránh trồng nơi trũng nước. Đặt cây vạn tuế vào nơi thông thoáng, đủ ánh sáng, bón phân chuồng hoại. Khi lá mới mọc, cắt bỏ lá già, để tăng sức chống chịu bệnh. Kỳ phát bệnh phun thuộc Boocđô 1% hoặc Daconil, Benlate, topsin 0,1%, hoặc thuốc tím 0,1%, cứ 10 ngày phun 1 lần

7.2 Rệp sáp mềm nâu

Nguyên nhân: Rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L.) thuộc bộ cánh đều, họ rệp sáp. Loại sâu này có tính ăn tạp, phân bố ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trong đó có nước ta, gây hại trên nhiều loài cây như vạn tuế, quế cúc, hồng, cỏ, trúc đào, vạn niên thanh, trà, tre trúc, lan lưỡi rồng, cam quệt...Rệp sáp mềm nâu dài 3-4mm, thân dẹt, không cân xứng, đoạn sau rộng, trước hẹp, màu vàng, xanh, nâu. Râu đầu 7-9 đốt, lỗ thở nhỏ. Lưng có nhiều gai nhỏ, lông trên lưng dài ngắn không đều. Rệp non hình bầu, đuôi dài, dẹt, màu xanh vàng nhạt, mép thân có lông.Rệp sáp mềm nâu mỗi năm 3-4 lứa, lứa thứ nhất vào cuối tháng 5, lứa 2 vào tháng 7 và lứa 3 vào tháng 10, rệp non qua đông trên cành lá non. Rệp này có nhiều loài ong nhỏ ký sinh và bọ rùa miệng đốm bắt ăn.

Phương pháp phòng trừ: Phun thuốc sữa Rogor 0,1%, hợp chất nhựa thông kiềm (1 phần nhựa thông, 0,5 phần NAOH và 0,5 phần nước).

7.3 Rệp tròn nâu đen

Rệp tròn nâu đen (Chrysomphalus ficus ashm) phân bố rộng ở nước ta, gây hại vạn tuế, cam quýt, chanh, dừa, chè, đào, long não, thông, hồng, sơn tràRệp màu nâu tím xen nâu đen, mép màu trắng hoặc trắng xám. Rệp đực cùng màu với rệp cái, hình bầu dục, màu nâu đỏ. Trứng hình trứng dài, màu vàng da cam. Rệp non tuổi 1 dài 0,23-0,25mm, hình trứng, màu vàng da cam, có 3 đôi chân, 1 đôi râu đầu, đuôi có 1 đôi lông dài. Đến tuổi 2 ngoài ngòi hút, râu đầu, chân và lông đuôi đều mất đi. Mỗi năm phát sinh 5-6 lứa, rệp non qua đông. Sau khi trứng nở rệp non bò đi khắp nơi. Chúng thường bị ong nhỏ ký sinh, 7 loài bọ rùa và 1 loài chuồn cỏ bắt ăn.

Phương pháp phòng trừ: Nắm vững thời kỳ rụng trứng nở để phun thuốc vào thời kỳ rệp tuổi 1, thuốc sữa Rogor, Malathion 0,1% hợp chất nhựa không  kiềm pha loãng 25 lần là những loại thuốc thường dùng để phòng trừ có hiệu quả.

 

chăm sóc cây vạn tuế tại vườn ươm

 

8. Giá bán cây vạn tuế công trình

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cây vạn tuế khác nhau và giá thành sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ cũng như là kích thước của cây. Giá cây vạn tuế sẽ giao động từ 140.000 – 3.000.000 đồng tùy vào tuổi thọ. Vì thế mà để tiết kiệm chi phí thì các bạn có thể mua những cây vạn tế trong bầu với giá thành chỉ từ 140.000 đồng và có thể tự trồng, chăm sóc tại nhà.

Và dưới đây là giá của một vài loại cây vạn tuế mà bạn có thể tham khảo:

  • Cây vạn tuế mini bầu: 150.000 đồng
  • Cây vạn tuế 10cm: 200.000 đồng
  • Cây vạn tuế 20cm: 400.000 đồng
  • Cây vạn tuế 40cm: 600.000 đồng
  • Cây vạn tuế 60cm: 800.000 đồng
  • Cây vạn tuế 80cm: 1.000.000 đồng

Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi theo thời điểm hoặc địa chỉ mua.

9. Địa chỉ mua cây vạn tuế giá tốt

Để có giống cây trồng tốt và được tư vấn tận tình, mời quý khách tham khảo giống cây tại Cây cảnh Hoàng Gia. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng chất lượng cây trồng tốt nhất, giá cả cạnh tranh thị trường. Đến với Cây cảnh Hoàng Gia, quý khách sẽ được thỏa sức lựa chọn các loại cây và giống cây vì chúng tôi có đầy đủ các loại cây cảnh, cây ăn quả, cây xanh đô thị, cây bóng mát, trồng viền, trồng nền….

  

vườn cây vạn tuế tại Thái Bình

Đến với Cây cảnh Hoàng Gia, quý khách sẽ được tư vấn nhiệt tình về cách trồng và chăm bón sản phẩm với đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết, sở hữu cây xanh chất lượng, giá rẻ hãy liên hệ ngay với Cây cảnh Hoàng Gia theo số điện thoại hoặc CHAT trực tiếp với nhân viên bán hàng qua các kênh Zalo, Facebook của chúng tôi để được tư vấn. Cây cảnh Hoàng Gia, sự lựa chọn hàng đầu của nhà nông!

Chúc quý khách sức khỏe – an khang – tài lộc!

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: [email protected]

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon