Menu

CÂY TÙNG LA HÁN

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây tùng la hán thế đẹp, cây tùng la hán công trình, cây tùng la hán Nhật Bản cổ thụ. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh.

LIÊN HỆ HOTLINE: 0917 030 393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


“Tùng - Cúc - Trúc - Mai” là tên 4 loại cây cảnh quý tượng trưng cho các mùa trong năm. Đồng thời tượng trưng cho khí chất quân tử. Trong đó cây tùng la hán là tên một loại cây nổi tiếng, được ưa chuộng với người yêu cây. Thay vì được trồng riêng cho gia đình quý tộc ngày xưa, hiện nay, tùng la hán đã được trồng phổ biến với giá cả phải chăng. 

Chuyên mục thư viện cây cảnh chủ đề cây tùng la hán hôm nay sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết nhất những thông tin về: ý nghĩa, đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật chăm sóc chi tiết nhất năm 2022. 

1. Thông tin chi tiết về cây tùng la hán 

- Tên thường gọi: Cây tùng la hán hoặc cây tùng vạn niên 

- Tên khoa học: Podocarpus Macrophyllus 

- Họ thực vật: Thuộc họ thông tre

- Nguồn gốc xuất xứ: Từ Trung Quốc và Nhật Bản 

- Phân bố trên thế giới: Nam Á và Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây Tùng la hán mọc tự nhiên ở các rừng lá rộng thường xanh vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tây, Quảng Ning, Hoà Bình, Hà Giang, Lào Cai. Ngoài ra, cây được trồng để làm cảnh trên khắp cả nước. 

Cây tùng la hán (còn được gọi là La hán tùng hay Tùng vạn niên) là cây thân gỗ thường có tuổi đời cao hàng trăm năm, được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Cây thuộc họ thông tre, có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Trung Quốc và Nhật Bản. Về sau, cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Điển hình là khu vực Nam Á và Ấn Độ. 

Người ta yêu thích tùng la hán bởi nhiều lý do khác nhau: 

- Tùng la hán là loại cây quý

Ở nước ta, dòng cây này trước đây thuộc danh sách các loại cây chuyên trồng trong các gia đình quyền quý, có địa vị trong xã hội. Chính vì thế mà cái giá bỏ ra để sở hữu một cây tùng la hán trong nhà là rất đắt. Cho đến nay, nhờ sự phát triển của công nghệ nhân giống mà giá của dòng cây này cũng rẻ hơn rất nhiều. Đồng thời cũng được ưa trồng phổ biến, đại chúng hơn. 

- Dáng cây đẹp, vừa cổ điển lại phong nhã 

Ở tùng la hán, người ta tìm thấy cảm giác vừa cổ xưa, vừa phong nhã đầy thu hút của một “chính nhân quân tử”. Cây có dáng tự nhiên hoặc dễ dàng tạo kiểu trông đẹp mắt và ý nghĩa. Lá cây xanh quanh năm, kể cả trong mùa đông lạnh cũng rất ít rụng. 

- Mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp 

Cây tùng la hán không chỉ có dáng đẹp mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thuỷ vô cùng tốt đẹp được lưu truyền từ xưa đến nay. Những ý nghĩa này đều dựa vào đặc tính tự nhiên của tùng la hán mà thể hiện được cốt cách và ý nghĩa loại cây này đem lại. 

2. Đặc điểm của cây tùng la hán 

Cây tùng la hán có đặc điểm hình thái và sinh trưởng độc đáo, phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nhiệt đới như Việt Nam. 

2.1. Đặc điểm hình thái 

- Thân: Tùng la hán là thực vật thân gỗ. Thân cây trung bình, xù xì, cành lá lá cây xanh tốt suốt cả năm. Thông thường, cây sống trong tự nhiên có thể đạt được chiều cao từ 10 - 15m. Trong khi loại tùng la hán để chậu chỉ cao giới hạn trong khoảng 2 - 4m. 

Thân cây đem lại cảm giác rắn chắc, bền bỉ kèm theo lớp vỏ cây trông xù xì nhìn vô cùng khỏe khoắn. 

- Cành: Cành cây tùng la hán chia thành nhiều nhánh. Thường mọc nganh hoặc rủ xuống. Tán lá cây dày, cành lá xếp thành nhiều tầng với nhau trông rất đẹp. 

- Lá: Hiện nay, có 2 loại tùng thường gặp ở Việt Nam là tùng la hán là ngắn và tùng la hán lá ngắn. Lá cây dạng hình kim màu xanh đậm và tươi tốt quanh năm. Độ dài lá trong khoảng từ 5-7 cm, phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện sinh trưởng của cây. 

Các lá mọc khá thưa nhau. Trong khi lá non màu xanh nhạt thì màu lá trưởng thành và lá già có màu xanh thẫm. Ngoài ra, cây tùng la hán có tốc độ thay lá khá chậm, khoảng 5 năm 1 lần nên ít khi thấy có lá già trên cây. 

- Hoa: Cây tùng la hán có hoa không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Câu trả lời là có. Hoa của tùng la hán nở xoè nón vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm. Cây mọc hoa đơn có cả hoa cái và hoa đực. Trong đó, hoa cái mang đài hoa to, bên dưới có 4 vảy tuyến trông tương đối đặc biệt. Hoa có dạng hình chóp, màu trắng đục kèm theo sợi. 

- Quả: Quả của tùng la hán ăn được, vị chua và thơm, nhiều chất dinh dưỡng. Quả màu đỏ, có hình dáng giống với tượng la hán vô cùng đặc biệt, thường được thu hoạch vào 2 tháng cuối năm âm lịch. 

2.2. Đặc điểm sinh trưởng

Cây tùng la hán có tuổi thọ tương đối cao, khả năng thích nghi với môi trường rất tốt. Cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển và được tận dụng trồng nhiều ở các khu vực đền chùa và công viên. 

2.3. Các giống cây ở Việt Nam 

Dựa theo các đặc điểm hình thái, nguồn gốc và sinh trưởng, các chuyên gia phân loại tùng la hán thành 5 giống cây cơ bản là: 

  • Giống tùng la hán Bắc có lá dài mỏng, mắt lá khoảng cách rất thưa. 

  • Giống tùng la hán Nam có lá dày, to ngay và dày. Mắt lá khít nhau hơn là giống cây tùng la hán Bắc. 

  • Giống cây la hán tùng lưỡi chim (khá hiếm): Lá hơi cong về sau, đuôi lá hơi nhọn. Mắt lá khít, lá mềm mại với kích thước nhỏ hơn tùng nam khoảng ⅔ lần. 

  • Giống cây tùng la hán Đài Loan (lá lớn): Lá dài, dày, to ngang. Đầu lá tròn, lá non mọc ra như bông hoa cúc. 

  • Giống cây tùng Đài Loan (lá nhỏ): lá ngắn và nhỏ hơn khoảng một nửa so với lá lớn. Đầu búp lá mọc thành từng chùm. Còn có tên gọi khác là tùng kim cương. 

Hiện nay trên thế giới, có ngoài Tùng la hán thì có thêm 5 loại cây Tùng thuộc phân loại Tùng: 

  • Cây tùng cối (tên gọi khác: tùng búp, duyên tùng): thân cây vàng nâu, đạt chiều cao từ 15m - 20m. Thân cây dày, sần sùi, nhiều vết nứt, nhiều nhựa. Nhựa cây mang theo mùi thơm đặc trưng. Cành cây lúc nhỏ dẻo và dễ uốn. Cây càng lớn có lõi đen, cứng nên tương đối khó uốn. Lá cây rất nhỏ, phát triển thành từng búi lá màu xanh tươi. 

  • Cây tùng liễu (tùng tí liễu): thuộc dòng lá kim, cành cây khi rủ xuống như liễu, thường được trồng gần hồ nước tạo cảnh quan. 

  • Cây tùng bách tán (cây bánh tán): Thân cây mọc cao, thẳng tới 20m. Cành cây mọc quanh thân thành từng tầng tán, xếp tầng tầng lớp lớp từ xuống lên đến ngọn. Do đó cây được gọi là tùng bách tán. 

  • Cây bạch đầu tùng (thông nàng): thân nhỏ, trung bình, có lá kim. Tuy nhiên lá cây dễ bị khô trên cành nên bị giảm đi vẻ đẹp vốn có của cây. 

  • Cây tùng đuôi ngựa (cây nhựa thông) 

3. Kỹ thuật trồng cây tùng la hán 

Cây tùng la hán là loại cây dễ nhân giống và cắt cành. Tuy nhiên, trong quá trình trồng, bạn cần lưu ý một số kỹ thuật trồng dưới đây: 

3.1. Chọn giống 

Bước đầu tiên là chọn giống Tùng la hán cần chọn cây mẹ khoẻ mạnh và không có dấu hiệu sâu bệnh. 

3.2. Các phương pháp nhân giống phổ biến của cây tùng la hán 

Phương pháp nhân giống tùng la hán phổ biến nhất hiện nay là chiết cành và giâm cành. Ngoài ra có thể tiến hành ươm cây con bằng hạt. 

Phương pháp giâm cành 

Chọn cành từ cây mẹ, sau đó tiến hành cắt gốc tầm 1cm. Ngâm cành cây vào dung dịch kích rễ khoảng 1 tiếng rồi lấy ra trồng trên đất rồi tưới thêm nước nhằm cấp ẩm cho cây. Sau một thời gian, cây sẽ nhanh chóng bén rễ và tiếp tục phát triển như một cây tùng la hán mới. 

Phương pháp chiết cành 

Chọn cành khoẻ mạnh từ cây mẹ, tiến hành khoanh vỏ và đắp bầu. Sau thời gian cây bén rễ, cắt rời cành đã chiết và trồng xuống đất. 

Phương pháp ươm cây con bằng hạt 

Tại các vườn ươm chủ yếu sử dụng phương pháp trồng cây con bằng hạt. Hạt cây được lựa chọn kỹ càng sau đó ươm trong bầu đất. Sau đó tiến hành chăm sóc cây non thành cây cảnh lớn để làm hàng hoá bán. 

Cây cũng là các nhân giống mà đa số nghệ nhân bonsai lựa chọn để tạo dáng bonsai độc đáo. Cây được uốn nắn, tưới tắm và chăm sóc. tạo dáng theo ý tưởng từ những ngày cây còn nhỏ. 

Lưu ý: Để trồng cây theo phương pháp này, bạn cần chọn quả tùng la hán già, chín đỏ. Sau đó, gieo các hạt trên khay đất ẩm ướt, trong khu vực râm mát. Chú ý thường xuyên tưới thêm nước để giữ ẩm thường xuyên cho hạt ươm. Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 2 tháng và dần phát triển ra các cây con. Sau khi cây cao 8cm, người trồng có thể tiến hành đánh cây ra trồng trong các bầu riêng. 

3.3. Quá trình trồng 

- Thời vụ trồng: Thời điểm phù hợp nhất để trồng cây tùng la hán là vào mùa xuân, khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm. 

- Chuẩn bị đất trồng: Do đặc tính của cây thích hợp với loại đất thịt có thành phần cơ giới nhẹ nên trước khi trồng, có thể dùng đất bùn (lấy ở ao, sông, hồ) sau đó phơi khô và đập nhỏ cho tơi để làm đất trồng. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện thoát nước phù hợp cho cây. 

Lưu ý: Khi cây trồng đủ cứng cáp thì nên tưới nước vừa phải, tránh quá ẩm hoặc quá khô.

- Mật độ trồng: Mật độ trồng cây tùng la hán phụ thuộc vào số lượng cây trên diện tích đất trồng dự kiến theo công thức: Mật độ = Diện tích : Số cây trồng. 

- Cách trồng: Đào hố trồng cây dựa theo kích thước của bầu đất. Kích thuớc hố cần lớn hơn bầu cây từ 10cm - 15cm. Trộn đất cùng phân chuồng để bón lót, có thể thêm xơ dừa để tăng độ tơi xốp và đảm bảo điều kiện thoát nước tốt nhất. 

Khi trồng chỉ cần đặt cây ở giữa hỗ, giữ cho cây giống đứng thẳng và tiến hành lấp đất. Sau đó đừng quên tưới đẫm nước. Bổ sung thêm các cọc chống xung quanh để cây thêm vững chắc. 

4. Kỹ thuật chăm sóc cây tùng la hán 

Đối với bất cứ ai sở hữu cây tùng la hán thì cần lưu ý các yếu tố tự nhiên sau:

- Tưới nước: Cây tùng la hán có khả năng chịu hạn tốt. Tần suất tưới nước trong tuần phụ thuộc vào kích cỡ của từng cây. Loại cây này không nhất thiết phải tưới hàng ngày nhưng nếu tưới đủ sẽ giúp cây xanh bóng, không bị rụng lá, đặc biệt vào mùa đông. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu cung cấp quá nhiều nước sẽ gây ra tình trạng úng rễ. 

- Cắt tỉa, tạo tán: Trên thực tế, loại cây tùng la hán không đòi hỏi phải chăm sóc cầu kì, nhưng nếu người trồng muốn cây đẹp, phát triển tốt thì khâu cắt tỉa. tạo tán là không thể bỏ qua. 

Bước cắt tỉa giúp kích thích cây tạo lá, cành mới mọc. Đồng thời loại bỏ cành hỏng, lá úa. Giúp cây dành toàn bộ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng những cành non, mầm non khác. 

Khi cắt tỉa hay tạo tán cho cây, bạn cần dùng kéo bấm tỉa chuyên dụng. Cành lớn cần có cưa cầm tay chuyên để cưa cành. Khi xác định cắt bỏ thì phải cắt sát cành cây. Lá câu tùng có nhiều đốt, cần cắt sát các đốt này thì sẽ giúp lá mới nhanh mọc hơn. Để tránh các lá khác bị tổn thương, người trồng nên dùng tay để ngắt lá. 

Lưu ý: Khi cây tùng la hán không có nhiều đọt non chứng to cây đang không được phát triển tốt. Do đó, người trồng không nên tiếp tục uốn cây hay tạo tán mà cần ngay lập tức chăm bón để cây đủ dinh dưỡng. Đến khi xuất hiện các đọt non, chứng tỏ cây đang được phục hồi và cải thiện chất lượng sức khoẻ cây. 

- Uốn cây tùng la hán: Khi cây tùng la hán đã được cắt tỉa gọn gàng lá úa và bỏ đi cành xấu thì người trồng có thể bắt đầu qúa trình uốn cây. Dùng dây thép dài 1.5mm để cố định và buộc các phần của cây. Cần chú ý lực buộc, tránh chặt quá sẽ làm tổn thương sâu từ vỏ vào thân cây. Nhưng nếu buộc lỏng sẽ làm hỏng thế và làm cho cây phát triển không theo ý muốn. 

Giới chơi cây phân biệt tùng la hán dáng đẹp có cành lá hướng lên trời. Lá ngửa, khoảng cách đều quanh thân nhằm tiếp xúc ánh sáng mặt trời tốt nhất. Trong quá trình sinh trưởng cần nới dần dây uốn để không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và kích thuớc của cây. 

- Phân bón: Tuỳ từng loại cây mà người trồng cây sẽ có kế hoạch bón phân với tần suất và liều lượng khác nhau. Nhất là các loại cây cảnh, cây bonsai trong nhà yêu cầu định lượng vừa đủ, tránh bón nhiều dẫn đến phát triển quá nhanh, làm phá dáng cây. Tùng la hán ở môi trường tự nhiên có dáng phong sương, cuốn hút. 

  • Khi cây ở giai đoạn vườn ươm (2 tháng) cần phun phân bón lá khoảng 10 ngày/ lần. Chú ý tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Độ che mát cây từ 40 - 50%. 

  • Khi cây còn nhỏ (chiều cao dưới 50 cm): bón phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15. Tưới vào lúc tắt nắng tầm chiều mát. Không nên tưới cây khi cây đang cho ra đọt non. Cưới cách 15-20 ngày 1 lần. Liều lượng 1kg cho 1000 cây. Người trồng có thể bổ sung phun thêm phân bón lá. Lượng phân bón tăng dần theo độ tuổi của cây. 

  • Khi tùng la hán có độ tuổi từ 3 năm trở lên, bón khoảng 40 - 50 gram 1 gốc. Lưu ý không nên bón phân cây khi đang ra đọt non. 

Phân bón cây nên dùng chủ yếu là phân đạm, và chia thành nhiều lần bón trong năm. Lưu ý không nên bón quá liều lượng trong cùng 1 lần. Trường hợp người trồng muốn chuyển chậu cây, cần đảm bảo dinh dưỡng cho đất hợp lý. Lựa chọn tốt nhất là đất trộn kèm phân hữu cơ đã ủ mục. Tỷ lệ trộn như sau: 30% vỏ trấu, 20 - 30% phân hữu cơ kèm 40 - 50% xơ dừa. 

- Nhiệt độ: Ưu điểm lớn nhất của cây tùng la hán chính là khả năng sống bền bỉ ở khí hậu khắc nhiệt bất kể nóng hay lạnh. Tuy nhiên, cây sẽ sinh trưởng tốt hơn cả ở nhiệt độ ấm, nóng ẩm phù hợp trong khoảng 18 đến 25 độ. Trong điều kiện thời tiết của mùa đông, cây thường bị cằn cỗi hơn chút nhưng vẫn có thể phát triển được. 

- Ánh sáng:  Tùng la hán thuộc dòng ưa sáng với cường độ chiếu sáng mạnh. Ở môi trường phù hợp, cây phát triển tốt, cho dáng dấp đầy phong trần. 

Tuy nhiên, nếu trồng cây trong môi trường râm mát, cây vẫn có khả năng thích nghi nhưng dễ bị yếu cành, tán thưa và lá không đủ xanh tốt. Hiện nay, Tùng la hán được nhiều người ưa chuộng như một cây trang trí cho các tiền sảnh diện tích rộng. Tuy nhiên, đề cây sinh trưởng tốt, cần cho cây phơi nắng ít nhất 1 - 2 lần/ tuần. Để lá cây duy trì được màu xanh tươi tốt qua quá trình quang hợp. 

- Làm cỏ và phòng ngừa sâu bệnh

Khi trồng cây trong chậu hay cây đô thị cần lưu ý làm cỏ và xới đất tơi xốp thường xuyên, tránh tình trạng cỏ tốt, hút chất dinh dưỡng của cây. Đồng thời làm gia tăng sâu bệnh cho tùng la hán như: rầy mềm, đốm lá, trùng vỏ cứng, sâu vẽ bùa, bệnh nhện đỏ hay rệp sáp đỏ. 

5. Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ 

Các bệnh này phổ biến vào mùa hè, nhất là vào thời điểm cây ra nhành hoặc mầm non. Người trồng/ chăm sóc cây cần chú ý quan sát các dấu hiệu sâu bệnh để phòng và điều trị kịp thời. Trường hợp phát hiện sâu bênh, cần tiến hành công tác phun cây bằng thuốc đặc trị phù hợp. Đồng thời phải cắt hết các lá bị úa hoặc bị sâu phá để tránh lan bệnh ra khắp cây. 

Cụ thể, khi cây bị sâu hại tấn công lúc mới ra mầm non thì nên dùng dầu khoáng DC Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác. Khi cây bị bệnh hại rải rác trên thân cây thì phun Ridomil và Aliete. 

6. Mua cây tùng la hán dáng đẹp và giá tốt ở đâu?

Nếu bạn đang quan tâm đến việc trồng cây tùng la hán trong không gian gia đình, biệt thự và nơi làm việc của mình. Hãy gọi cho website Cây Cảnh Hoàng Gia của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng qua số điện thoại: 0917.030.393 (Mr Vũ)

Tại đây, chúng tôi cung cấp đa dạng chủng loại cây cảnh đẹp, sở hữu vườn ươm có chất lượng hàng đầu miền Bắc. Dịch vụ cung cấp cây cảnh đẹp, giá tốt với dịch vụ trọn gói, vận chuyển tận nơi. Tất cả các loại cây cảnh khi xuất bán đều đảm bảo điều kiện là cây có chất lượng chọn lọc và khỏe mạnh. 

Mọi cơ sở vườn ươm được trang bị đầy đủ các trang thiết bị. Đảm bảo giống cây được chăm bón đầy đủ, đang sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó, khách hàng khi mua cây tùng la hán nói riêng và cây cảnh đẹp nói chung hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả. 

Đồng thời, Cây Cảnh Hoàng Gia cũng đang sở hữu hệ thống vườn ươm rộng lớn, nguồn cung ổn định với chất lượng đạt chuẩn đến nhiều địa phương, khu đô thị, công trình, biệt thự và thành phố lớn…

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực mua - bán cây cảnh đẹp, Cây Cảnh Hoàng Gia tự tin là nguồn cung ứng đầy đủ cây xanh cho mọi công trình lớn nhỏ với dịch vụ hàng đầu và chất lượng, mức giá tốt nhất! Tìm hiểu đầy đủ thông tin về chúng tôi qua website: https://caycanhhoanggia.vn/

Hy vọng qua bài viết cung cấp toàn bộ những thông tin liên quan đến trồng cây tùng la hán của Cây Cảnh Hoàng Gia sẽ giúp khách hiểu rõ hơn về loại cây cảnh độc đáo và nhiều ý nghĩa này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Chúc bạn một ngày mới ngập tràn vui vẻ và hạnh phúc!

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: caycanhhoanggia.vn@gmail.com

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon