Cây thông đâu chỉ là loại cây xanh thường xuất hiện trong lễ Giáng Sinh, ngày nay, cây thông đang được ứng dụng nhiều hơn để trở thành cây công trình góp phần làm đẹp cho thiết kế cảnh quan đô thị.
Cây thông có tên khoa học là Pinus Sumatra Jungh thuộc họ Thông (Pinaceae). Hay còn có nhiều cách gọi khác là cây noel, cây thông nữa, thông hoàng mai.
Cây xanh được phân loại dựa trên hình thái, bao gồm Aceh, Tapanuli, Kerinci.
-
Nguồn gốc và phân bố cây thông
Cây thông có nguồn gốc từ các quốc gia Châu Âu với thời tiết lạnh giá, ít mưa. Hiện nay, loại cây này vẫn được phổ biến nhiều nhất ở khu vực Bắc bán cầu, bao gồm nhiều quốc gia châu Á lẫn châu Âu như quần đảo Canaria, Iberia, Scotland, hay Philipines, Na Uy, Thuỵ Điển,…
Ở Việt Nam,thông được trồng nhiều tại các tỉnh thành phố lớn làm cây công trình hữu ích. Có thể kể đến một số địa điểm như Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng.
Đặc điểm khác lạ của cây thông
-
Cây thông thuộc giống cây thân gỗ, cao với chiều cao trung bình khoảng 15 – 30m. Vỏ cân khá xù xì, có màu nâu đỏ. Trên bề mặt thân có những vết nứt nhỏ. Cây vươn nhiều cành con ngắn, thành các tầng tách biệt. Càng những cành ở sát phía dưới thì càng mọc vuông góc sang ngang, rồi chếch dần khi lên trên.
-
Lá cây thông dạng kim vì sống trong điều kiện thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt. Chúng thường mọc tụ lại như các bó nhỏ từ 2 – 3 lá. Lá dài từ 12 – 30cm, mảnh, thô, nhọn ở đầu. Phần gốc như hình ống cùng với những bẹ dài 1 – 2cm. Láthông đặc trưng chứa các ống nhựa giúp cây có thể giữ nước tốt hơn.
-
Cây thông có ra quả nhưng không thể ăn được. Quả thông thuôn dài hình trứng, vỏ cứng, có nhiều vảy màu nâu đỏ, thường dài từ 5 – 12cm. Chúng ta có thể thu hoạch quả thông vào khoảng tháng 11 – tháng 12 hằng năm.
-
Bên trong quả chứa hạt rất nhỏ,dạng trái xoan dẹt, chỉ lớn khoảng 6x3mm, nâu nhạt và những cánh dài 2,5cm.
-
Cây thông là loại cây cổ thụ có thể trồng được lâu năm mà không cần phải chăm sóc quá nhiều.
>>>xem thêm: cây mộc hương cổ thụ
Các công dụng riêng biệt của cây thông
-
Là loại cây công trình rất phổ biến tại các khu đô thị, trang trí cho thiết kế cảnh quan trở nên mới lạ, độc đáo hơn.
-
Trồng cây thông tại các khuôn viên sân vườn nhà làm cây cảnh rất lạ mắt hoặc có thể trồng nhiều thành các hàng rào thông vô cùng ấn tượng.
-
Cây thông được lấy gỗ để sử dụng trong xây dựng hoặc tạo thành các loại đồ mộc hữu ích.
Cách trồng cây thông công trình
-
Đất trồng thích hợp với cây là các loại đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, có khả năng thoát nước. tốt. Tuy nhiên, cây thông hoàn toàn có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những vùng đất đá sa thạch, đất đồi núi trọc, khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng. Độ pH từ 3,5 – 4,5.
-
Chọn cây thông giống khoảng 8 – 9 tháng tuổi, chiều cao từ 20 – 25cm, khoẻ mạnh và không bị sâu bệnh.
-
Vì là loại cây ưa thời tiết lạnh nên người ta thường tiến hành trồng cây thông vào khoảng thời gian cuối đông, mùa xuân khi thời tiết ẩm và có nhiều mưa sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh chóng hôn.
-
Cây non từ 1 – 5 tuổi thường phát triển rất chậm, và ưa bóng nhiều hơn. Đến khi cây trưởng thành và cứng cáp hơn lại trở thành cây ưa sáng. Cây 14 – 15 tuổi sẽ có thể tăng trưởng chiều cao trung bình khoảng 0,3 – 0,6cm/năm.
-
Khi trồng cây thông cần chú ý công tác làm cỏ, phát quang, xới đất tơi xốp cho cây.
-
Để cây khoẻ mạnh và phòng tránh một số loại bệnh đặc trưng, chúng ta có thể bón thêm các loại phân, tăng cường chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
-
Cây thông là loại cây dễ cháy nên khi trồng cây phải chú ý khoảng cách giữa các cây, đồng thời chăm sóc cây cẩn thận, kĩ lưỡng hơn vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao.
Cây thông mang tới giá trị kinh tế cao cũng như giá trị thẩm mỹ đẹp mắt, chúng trở thành loại cây xanh độc, lạ mà bất kì người chơi cây cảnh chuyên nghiệp nào cũng muốn sở hữu cho khu sân vườn nhà mình. Hãy nhấc điện thoại và liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline hoặc đến trực tiếp địa chỉ phía dưới để được lựa chọn nhiều giống cây đa dạng hơn nữa nhé!