Cây săng lẻ (cây bằng lăng rừng) là loại cây bản địa của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên của nước ta. Giống cây này rất được ưa chuộng trong các công trình trang trí tiểu cảnh, khu đô thị. Loại cây này mặc dù khá giống với cây bằng lăng chúng ta thường thấy nhưng nó cũng sở hữu rất nhiều những ưu điểm khác.
Do vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc giống cây đặc biệt này. Đồng thời, phần cuối bài viết này sẽ tiết lộ đến bạn địa điểm mua cây săng lẻ uy tín, chất lượng cao trên thị trường.
1. Giới thiệu chi tiết cây săng lẻ
– Tên hay gọi: Cây săng lẻ, cây bằng lăng rừng, …
– Tên khoa học: Lagerstroemia calyculata Kurz
– Họ thực vật: Lythraceae
– Nguồn gốc: Loại cây này được bắt nguồn từ các nước lân cận trong khu vực như Lào, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, …
Tại Việt Nam, giống cây lâu năm này có hoa thơm, lá đẹp, tán rộng rất phù hợp tạo bóng mát và trang trí ngôi nhà nhỏ. Cây này có mặt tại khắp các tỉnh thành trên cả nước ta.
2. Đặc điểm cụ thể của cây săng lẻ
2.1 Đặc điểm hình thái
Săng lẻ là giống cây thân gỗ với kích thước khá lớn, có chiều cao trung bình đạt khoảng 30-35cm. Gốc cây to với đường kính có thể lên tới 80cm. Cây săng lẻ có các cành nhỏ, mảnh khảnh, nhiều lông mềm và có hình trụ dài. Các cành thường mọc ngang nên phần tán khá rộng, có thể lên tới 2-3m.
Lá cây săng lẻ thon dài, hình mũi mác, có hình dáng nhọn dần về phía đỉnh. Kích thước lá khá nhỏ với chiều dài từ 7-15cm, chiều rộng từ 2-5cm. Do đó, có thể thấy phần lá khác xa so với lá cây bằng lăng.
Khi lá mới mọc, sẽ có khá nhiều lông trên bề mặt và rụng dần sau một thời gian phát triển. Mỗi chiếc lá cây săng lẻ có từ 10-13 gân lá nổi nõ rét.
Hoa có màu tím nhạt, mọc thành từng chùm ở đỉnh. Mỗi cành cây sẽ có từ 6-9 bông hoa, mỗi bông đều gồm có 6 thùy hình ba cạnh với nụ hoa hình nón. Phần đài của hoa có hình quả chuông với khá nhiều lông mềm.
Thông thường, hoa sẽ nở vào khoảng tháng 7-8 hàng năm. Cánh hoa mỏng manh, mang vẻ đằm thắm rất cuốn hút. Các nghệ nhân thường uốn cành để tạo nên những chậu săng lẻ bonsai trang trí tại sân vườn trông rất nghệ thuật.
2.2 Đặc điểm sinh trưởng
Loại cây này thường sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên nên rất dễ nuôi trồng và chăm sóc. Nó có khả năng chịu nắng và chịu hạn khá tốt. Loại cây này không kén đất, dù là đất bằng hay đồi núi đều có thể sinh sống được.
3. Công dụng, ý nghĩa của cây săng lẻ
3.1 Công dụng làm thuốc chữa bệnh
Theo kinh nghiệm của người dân truyền lại, loại cây này có tác dụng chữa bệnh nấm ngoài da rất tốt. Ngoài ra, bằng cách dùng cồn săng lẻ 30% bôi lên các vết thương sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với cồn và bạch hạc thông thường. Bên cạnh đó, loại cây này còn hỗ trợ điều trị trực khuẩn công hiệu vô cùng.
Không chỉ vậy, bạn hãy đọc tiếp nội dung bên dưới để biết thêm về những dược tính mà loại cây này mang lại:
– Vỏ cây và hoa săng lẻ giúp chữa bệnh tiêu chảy rất hiệu quả. Ngoài ra, hoa còn có tác dụng lợi tiểu, tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh liên quan tới thận và bàng quang.
– Quả săng lẻ giã nhỏ đắp lên các vết thương lở loét. Phần hạt phơi khô rồi đun nước uống hỗ trợ an thần và cải thiện tình trạng mất ngủ.
– Các lá cây có mùi thơm đặc trưng có thể hãm nước trà. Chúng sở hữu các hợp chất tanin có hiệu quả trong việc hạ đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nhiều người.
3.2 Tạo bóng mát, trang trí nhà cửa
Cây săng lẻ bị thu hút bởi việc sở hữu những nét đẹp nên thơ, nguyên sơ của mình. Từng hàng cây tạo thành hàng rào bóng mát khỏe khoắn, vững chắc. Đồng thời, rực một màu tím nổi cả con đường tạo nên khung cảnh lãng mạn, là địa điểm chụp ảnh rất lý tưởng.
Đặc biệt, hàng cây săng lẻ giúp ngăn chặn bão lũ, sạt lở tại các vùng đồi núi. Rừng cây thân thiện với môi trường, cải thiện bầu không khí trong lành và giảm thiểu đi ô nhiễm môi trường.
4. Kỹ thuật trồng cây săng lẻ
4.1 Chọn giống
Nếu lựa chọn hình thức nhân giống bằng hạt, bạn cần lựa chọn giống từ những cây bố mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, dáng đẹp, tán đều và không bị sâu bệnh.
4.2 Các phương pháp nhân giống
Cây săng lẻ thường được nhân giống bằng hai cách phổ biến nhất là giao hạt giống và giâm cành. Trong đó, phương pháp giâm cành được nhiều nhà nông chọn hơn cả bởi tốc độ sinh trưởng khi giâm cành cho năng suất cao hơn.
4.3 Quá trình trồng
- Chuẩn bị đất trồng
Loài cây này có thể thích nghi trong nhiều điều kiện đất đai khác nhau, chỉ cần đảm bảo việc tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Vậy nên, giống cây này phù hợp với nhiều kiểu khí hậu và vùng miền khác nhau trên cả nước.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không nên lựa chọn các loại đất có chứa mầm bệnh để trồng. Để cây được phát triển và sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, mọi người nên trộn đất với trấu tươi, xơ dừa và phân chuồng để tăng cường độ tơi xốp và các chất dinh dưỡng thiết yếu nuôi cây.
- Cách trồng
Bước 1: Trước tiên, bạn cần trộn đều hỗn hợp cát khô và hạt theo tỷ lệ 3:1. Thao tác tay từ từ giao từng hạt để đảm bảo các hạt săng lẻ được rải đều trên bề mặt.
Bước 2: Phủ một lớp cát mịn lên trên với độ dày khoảng 3-4mm. Sau đó, dùng bình phun sương để tưới ít nước tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Bước 3: Dùng lá cây khô, rơm khô đã được khử trùng bằng dung dịch nước vôi trong để che phủ bảo vệ mặt luống vừa tra hạt. Cần hàng ngày chăm bón tưới tiêu để đất đảm bảo độ ẩm. Khi nhận thấy cây mạ mọc đều sau khoảng 3-4 ngày thì có thể bỏ lớp vật liệu che phủ phía trên.
Bước 4: Đợi khoảng từ 3-4 tuần khi cây con đủ cứng cáp thì nhổ lên để cấy vào bầu đất. Đảm bảo việc bảo quản bầu đất trong mát 100% từ 5-6 ngày.
Bước 5: Quan sát thấy cây con bắt đầu mọc và bén ra rễ thì dần tháo các lớp dàn che bên ngoài. Lưu ý: chỉ dỡ bỏ hoàn toàn khi cây con được từ 1-2 tháng tuổi để tiến hành đảo bầu.
5. Kỹ thuật chăm sóc gốc cây săng lẻ
Tưới nước, ánh sáng
Công việc tưới tiêu cần được thực hiện ngay khi gieo hạt và đặt cây con vào các bầu đất. Trong những năm đầu tiên, nhà nông cần chú trọng tưới tiêu hằng ngày cho cây. Tuy nhiên, bởi đặc tính chịu hạn tốt nên bạn không cần tưới quá nhiều. Sau mỗi trận mưa to trút nước, mọi người cần chú ý xới để phá váng đất trồng.
Đồng thời, là loại cây ưa sáng nên bạn hoàn toàn có thể trồng cây tại các vị trí có ánh sáng tự nhiên, không cần đặt dưới tán cây hay trong bóng dâm.
Cắt tỉa, tạo tán
Kỹ thuật cắt tỉa, uốn tạo dáng thường được chú trọng đối với những cây săng lẻ bonsai hoặc có thân dùng làm gốc ghép bonsai. Thông thường, các nghệ nhân sẽ cắt tỉa vào khoảng tháng 7 khi cây ra nhiều chồi mới và phát triển mạnh.
Phân bón
Trước khi trồng cây con vào hố đất ít nhất 15 ngày, bạn cần bón phân vào các luống bằng cách trộn đều phân với đất. Có thể là phân chuồng từ 5-10kg và phân NPK 100gram cho mỗi hố.
Ngoài ra mọi người cũng cần thường xuyên vun gốc và bón thêm các loại phân hữu cơ hoặc NPK định kỳ hàng năm để cây săng lẻ luôn ra hoa đẹp, xanh tốt và không bị sâu bệnh.
6. Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ
Cây săng lẻ luôn nằm trong danh sách những hàng cây công trình ra hoa đẹp với tỷ lệ sâu bệnh rất thấp. Tuy nhiên tại vườn ươm bạn cần phát dọn cỏ thường xuyên để cây có không gian phát triển tốt, tránh bị sâu bệnh hại. Một số cách chữa trị hiệu quả đối với các loại bệnh thường gặp nhất ở cây săng lẻ như sau:
-
Nấm bệnh: bạn có thể sử dụng COC 85 với liều lượng 25gr cho bình chứa 8 lít, tần suất 1 lần/tuần.
-
Bệnh thối cổ rễ: dung dịch Booc-đô 1% hoặc thuốc Benlate có thể khắc phục triệt để vấn đề này.
-
Sâu ăn lá hoặc côn trùng: Bình phun Bassa 50ND dung tích pha 1/400 hoặc 1/600, hoặc sử dụng bình phun Methyl parathion 0,1% thay thế.
Kết luận
Với những thông tin phía trên mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây loại cây phổ biến tại Việt Nam này. Bạn có thể cân nhắc và tìm mua giống cây này để trang trí cho ngôi nhà hoặc thực hiện các dự án xây dựng đô thị vô cùng thích hợp.
Vườn Cây Cảnh Hoàng Gia của chúng tôi cam kết chất lượng tốt nhất, là nơi bạn hoàn toàn có thể đặt niềm tin tuyệt đối. Với rất nhiều công dụng hữu ích kể trên, hãy liên hệ tới chúng tôi để đặt mua ngay cho gia đình một chậu cây săng lẻ tím cực đẹp mắt này nhé.