Giới thiệu cây phượng tím
Tháng 3, những cánh hoa từ cây phượng tím bắt đầu bung nở, khoe sắc rợp một góc trời, khiến con người ta không khỏi xao xuyến, vấn vương trước một vẻ đẹp mê hồn đến lạ kỳ. Cây hoa phượng tím không chỉ được trồng phổ biến trên những nẻo đường đô thị từ Bắc chí Nam, mà nó còn được ưa chuộng sử dụng làm bóng mát tại nhiều không gian sinh hoạt khác nhau. Tạo nên một hiệu ứng màu sắc thanh lịch, nên thơ không thể rời mắt.Cây phượng tím có danh pháp khoa học là Jacaranda Mimosifolia. Đây là loài thực vật nằm trong họ Chùm ớt (Bignoniaceae) bao gồm các loài: Núc nác, chùm ớt, đào tiên...
cây phượng tím trưởng thành
Phượng tím được bắt nguồn từ vùng đất Nam Mỹ và nhanh chóng du nhập vào các nước châu Á như Ấn Độ, Nepal... Loài cây này dễ dàng sinh trưởng và phân bố tại những nơi mang khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới dịu mát, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh gam màu riêng biệt mang đến thổn thức, thương nhớ chỉ sau một lần gặp gỡ. Phượng tím còn sở hữu những đặc điểm kết cấu khác lạ mà hiếm loài cây nào có thể sở hữu. Từ đó, tạo nên những nét chấm phá mới lạ cho hệ thống các loại thực vật có mặt tại Việt Nam:
Đặc điểm hình thái cây phượng tím
Hình thái chính là một trong những yếu tố làm nên “thương hiệu” đặc biệt mà chỉ riêng loài phượng này mới có. Dưới đây là những đặc điểm chi tiết giúp bạn có thể hiểu kỹ hơn:
-
Thân: Đây là loài cây thân gỗ lớn với chiều cao trung bình 10 – 15m và có thể phát triển lên đến hơn 20m. Vỏ cây mỏng nhẵn khi cây còn nhỏ, sau khi trưởng thành vỏ có vảy mịn và thường mang màu nâu xám. Thân cây có đường kính khá lớn với kích thước trung bình của cây trưởng thành là 40 – 55cm.
-
Cành: Cành phượng có đặc điểm khá thanh mảnh với tông màu nâu đỏ nhạt và cấu trúc ngoằn ngoèo.
-
Lá: Tán phượng tím có thể tỏa rộng từ 7 – 10m nhưng mật độ lá khá thưa và thuộc nhóm lá phức. Vì vậy khi không có hoa, phượng tím trông tương tự như hoa phượng vĩ.
-
Hoa: Loài phượng này có hoa hình ống dài từ 4 –5 cm, Miệng hoa hơi xòe ra và có hình dáng giống như những chiếc chuông với lớp lông tơ mịn bao bọc. Cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát và khác hoàn toàn hoa phượng đỏ. Chu trình hoa nở và tàn thường kéo dài 3-5 ngày, sau đó những nụ nhỏ lại tiếp tục đâm chồi nên cây có hoa nở thường xuyên.
hoa phượng tím
-
Quả: Quả của phượng tím có hình dạng khá bất thường với chiều dài trung bình là 4 – 8cm. Loại quả này thường được người dân thu thập, rửa sạch và biến tấu thành những món đồ trang trí độc lạ.
>>>xem thêm: cây hồng tết
Đặc điểm sinh trưởng
Cây phượng tím được biết đến là họ thực vật ưa bóng, phát triển chậm và thích hợp trong điều kiện mát mẻ. Những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam chính là thời tiết lý tưởng để loài cây sắc tím đặc biệt này đơm hoa. Thêm vào đó, phượng tím là dòng cây không kén đất và dễ dàng thích nghi trước những loại đất khô cằn. Tuy nhiên, nếu được trồng ở khu vực đất chứa nhiều dinh dưỡng thì cây có thể phát triển nhanh chóng và tạo cành lá hoa xum xuê.
Công dụng, ý nghĩa cây phượng tím
Cây phượng tím được các chuyên gia đánh giá là loài thực vật mang đến nhiều chức năng tuyệt vời trong cuộc sống của con người. Cây Cảnh Hoàng Gia xin tổng hợp đến bạn những công dụng phổ biến mà loài cây đặc biệt này mang lại:
-
Tạo bóng mát, trang trí không gian nhà ở
Cây hoa phượng tím được ưa chuộng sử dụng tại các không gian công cộng hay thậm chí là trong khuôn viên nhà ở của nhiều gia đình, bởi khả năng xòe tán rộng tạo bóng mát cho trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, chức năng che nắng, tạo mát của cây thường không quá lớn vì tán lá có kết cấu khá thưa và mỏng.
-
Ứng dụng trong trong việc làm đẹp cảnh quan
cây phượng tím trồng tại sân trường
Khác với tông màu đỏ rực một góc trời của phượng vĩ, phượng tím lại khoác trên mình một nét đẹp thanh lịch, nhẹ nhàng; khiến con người ta vấn vương, nhung nhớ chỉ sau một lần “chạm mặt”. Vì vậy, loài hoa tím này thường được các gia chủ trồng phổ biến ở vườn hoặc trước ban công để làm nâng cao giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.
Theo các nghiên cứu y khoa, phượng tím là loại thực vật đặc biệt, chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh cho con người. Gỗ của loài cây này có đặc tính chống oxy hóa và kháng sinh. Từ đó nó được điều chế để sử dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như: Lậu hoặc giang mai. Bên cạnh đó, chấtchiết xuất nước phượng tím còn giúp điều trị bệnh bạch cầu và khả năng kháng khuẩn cao hơn nhiều so với Escherichia Coli và Staph.
>>>xem thêm: cây ngọc lan
Ý nghĩa cây phượng tím
Hoa phượng tím thường được xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thơ, câu hát bởi những ý nghĩa đặc biệt mà nó mang lại. Thông thường, người ta chỉ biết đến phượng tím là loài cây tượng trưng cho tình cảm lứa đôi son sắt. Thế nhưng ít ai biết rằng, loài thực vật này còn là biểu tượng cho rất nhiều vẻ đẹp khác nhau:
-
Tượng trưng cho tình yêu son sắt của lứa đôi: Sắc tím thường được coi là biểu tượng cho tình yêu son sắt, vượt mọi sóng gió để nguyện hướng về nhau. Vì vậy, loài hoa này được các cô gái hoặc chàng trai kết thành bó để gửi tặng đến một nửa mà mình yêu thương.
-
Biểu tượng của sự tinh tế: Hoa phượng tím không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu mà nó còn thể hiện cho sự tinh tế và dịu dàng của một người thiếu nữ. Chính vì vậy, những con đường rợp sắc tím luôn trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là các bạn nữ.
-
Hoa tượng trưng cho sự bình yên: Phượng tím là loài hoa tô điểm một góc trời với vẻ đẹp e ấp, mong manh và nhẹ nhàng. Do đó theo quan niệm phong thủy, hoa phượng tím được trang trí khuôn viên nhà ở sẽ mang lại sự bình yên và hòa thuận cho gia chủ.
>>>xem thêm: cây mộc hương
Kỹ thuật trồng cây phượng tím
Phượng tím có cùng chủng loại với phượng vĩ nhưng cây phượng tím lại tương đối hiếm và khó chăm sóc tại Việt Nam. Vì vậy kỹ thuật trồng luôn là một trong nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần quan tâm trước khi đầu tư nuôi dưỡng loài cây này.
Giống cây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây trồng về sau. Do đó, bạn nên lựa chọn những địa chỉ cung cấp giống cây phượng tím uy tín trên thị trưởng để sở hữu những dòng cây khỏe mạnh nhất. Trong số đó, giống phượng Đà Lạt thường được nhiều người ưa chuộng vì khả năng thích ứng tốt với thời tiết và sức sống rất bền bỉ.
cây phượng tím giống
-
Các phương pháp nhân giống
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bánphượng tím trồng sẵn với số lượng và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên nhiều khách hàng lại muốn được trải nghiệm những quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng loài cây này từ những mầm non đầu tiên. Chính vì vậy, phương pháp nhân giống được họ ứng dụng phổ biến với hai cách như sau:
-Tự nhân giống bằng hạt: Thông thường, phượng tím sẽ được nhân giống bằng hạt. Tuy nhiên hạt của loài cây này có kích thước rất nhỏ, vì vậy quá trình ươm mầm cần lưu ý để ngăn chặn các loại côn trùng ăn hạt.
-Mua cây giống từ vựa giống: Cây phượng tím giống thường được các vựa giống ươm và cung cấp ra thị trường theo nhu cầu của mỗi khách hàng. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng để mua được những giống cây phượng tím tại những cơ sở này.
cây phượng tím công trình
cây phượng tím cổ thụ tại vườn ươm
Quá trình trồng cây phượng tím
Để có được một cây phượng tím khỏe mạnh với những tán lá xum xuê, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng trong quá trình trồng cây. Góp phần mang đến hiệu quả ươm mầm tốt nhất:
-
Thời vụ trồng: Tháng 3 đến cuối tháng 4 là thời điểm lí tưởng đề phượng tím sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, bởi đây là khoảng thời gian mà Việt Nam có khí hậu tuyệt vời nhất.
-
Chuẩn bị đất trồng: Tiến hành đào hố với kích thước 1 x 1m. Bạn nên để riêng lớp đất thịt và lớp đất mặt bên dưới. Đặc biệt, có thể trộn đất với phân chuồng hoại mục để thực hiện bón lót, giúp tăng thêm dinh dưỡng cho cây trước khi trồng 15 ngày.
-
Mật độ trồng: Khoảng cách để hoàn hảo nhất sẽ từ 4m đến 5m. Độ dài này sẽ giúp cây sớm đơm hoa và trao đổi dinh dưỡng cho nhau như một vòng tuần hoàn.
-
Cách trồng phượng tím: Gỡ bỏ lớp nilong bên ngoài và nhẹ nhàng đặt cây giống vào khu vực hố đã được đào. Sau đó tiếp tục vun đất quanh gốc cây và nệm cho đất ôm chặt phần gốc. Điều này sẽ giúp cây đứng thẳng và không bị lung lay trước những tác động khách quan.
>>>xem thêm: cây mít trồng biệt thự
Kỹ thuật chăm sóc cây phượng tím
Cây phượng tím có khả năng sinh tồn và chịu hạn rất tốt, nên cây trưởng thành không cần tưới nước quá thường xuyên. Tuy nhiên trong quá trình cây sinh trưởng, quý khách vẫn cần theo dõi kỹ lưỡng để xử lý những vấn đề sâu bệnh phát sinh. Dưới đây là các kỹ thuật chăm sóc phượng tím chính xác nhất, giúp quý khách dễ dàng ứng dụng thực tế:
-
Tưới nước: Mặc dù cây phượng tím có khả năng chịu được đất khô cằn nhưng khi trồng làm cảnh cần, bạn vẫn phải bón phân chuồng đầu mùa mưa.
-
Cắt tỉa, tạo tán: Kỹ thuật cắt tỉa thường được áp dụng sau mỗi mùa sinh trưởng của cây. Lúc này, bạn cần cắt bỏ hoàn toàn những cành cây vươn quá dài để cây có hình dáng gọn hơn và ngăn chặn tình trạng đổ nghiêng do mưa bão.
-
Phân bón: Quý khách cần thực hiện bón cho mỗi gốc từ 5 – 10kg phân chuồng và 100 – 150gram phân NPK hoặc các loại phân hữu cơ.
-
Nhiệt độ: Hoa phượng tím có thể sinh trưởng rất tốt với nền nhiệt giao động trong khoảng 16 – 18°C và cây trưởng thành có thể phát triển ở mức nhiệt 27 -30 °C. Trong giai đoạn cây nghỉ đông, cây cần cung cấp nhiệt độ thấp để tích lũy dinh dưỡng và đâm chồi nảy lộc mỗi độ xuân về.
-
Ánh sáng: Ở giai đoạn cây con trong vườn ươm, phượng tím cần 1/3 đến 1/2 lượng ánh sáng so với bình thường. Sau khi trồng ở không gian tự nhiên, cây sẽ cần nhiều ánh sáng hơn để tiếp tục nở hoa.
Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ
Mặc dù là loài cây có sức sống mạnh mẽ những phượng tím vẫn không thể tránh khỏi tình trạng đổ bệnh hoặccôn trùng tàn phá. Do đó, bạn có thể tham khảo một số vấn đề dưới đây để có được kinh nghiệm phòng trừ hiệu quả nhất:
-
Bệnh nấm: Khi phát hiện cây có nấm, bạn cần nhanh chóng sử dụng dung dịch COC 84 hoặc Booc 1% liều lượng 25gr/2 và phun sương đều đặn lên bề mặt của lá với tần suất 10 – 15 ngày phun 1 lần.
-
Sâu Ăn Lá hoặc các côn trùng khác: Lúc này, bạn có thể tìm mua Methyl parathion 0,1% để phun hoặc dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600. Thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất chính là buổi chiều. Sau khi phun thuốc khoảng 3 tiếng thì tiến hành tưới lại bằng nước sạch.
-
Sâu đục cành và thân: Loài sâu này có danh pháp là Margronia, chúng thường đẻ trứng lên lá hoặc trái non sau đó ăn sâu vào thân cành. Để tiêu diệt tận gốc, bạn nên sử dụngcác dòng thuốc trừ sâu như 10 EC, Bian 40-50 EC, Decis 2,5EC, Basudin 50EC, Cyperan 5 EC
Trong nhiều năm trở lại đây, phượng tím trở thành giống cây được nhiều người ưa chuộng bởi những vai trò và và đẹp thẩm mỹ mà nó đem lại. Hiểu được nhu cầu của và thị hiếu của mỗi khách hàng, Cây Cảnh Hoàng Gia đã cung cấp ra thị trường rất nhiều giống cây phượng tím với chất lượng vượt trội và giá thành phải chăng. Nếu quý khách có nhu cầu sở hữu loài thực vật đặc biệt này và các loại cây xanh hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn và báo giá trong thời gian sớm HOTLINE: 0917030393