Cây Liễu hoa đỏ là loài cây khá phổ biến ở nước ta. Ngày nay, loài cây này được khá nhiều người yêu thích bởi lẽ Liễu hoa đỏ không chỉ sở hữu hình dáng thân cây độc đáo gây thu hút mà hoa Liễu còn mang màu sắc tươi tắn, hương sắc mê man cõi lòng.
1. Giới thiệu chung cây liễu đỏ
Liễu hoa đỏ, có tên thường gọi là cây Liễu, cây còn có tên gọi khác là Liễu lồng đèn, Tràm Liễu. Liễu hoa đỏ thuộc họ Salicaceae, chi Liễu . Có tên khoa học là Salix babylonica. Đây là loài cây có nguồn gốc, xuất xứ từ Đông Nam Á, cụ thể là Trung Quốc, về sau được du nhập nhiều vào các nước trong khu vực Châu Á. Và nước ta là một trong số đó. Ở Việt Nam loài cây này được trồng khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành, được trồng dùng làm cảnh là chủ yếu. Và trở thành một loài cây quen thuộc trong nét văn hóa của dân tộc ta.
2. Đặc điểm cây liễu hoa đỏ
1. Đặc điểm hình thái
Cây Liễu hoa đỏ là loại cây thân gỗ trung bình, nó có chiều cao trung bình khoảng từ 13m cho đến 15m. Điểm nổi bật nhất ở cây Liễu hoa đỏ chính là những tán lá rủ xuống dưới đất, chính điểm này đã khiến cho cây Liễu trở nên đặc trưng riêng biệt và nổi bật nhất, nó cuốn hút con người ta không thể nào rời mắt được.
Những chiếc lá Liễu nhỏ, thon nhọn như những chiếc kim, mềm mại, uyển chuyển, nhẹ nhàng. Ở giữa lá có gân nổi và tạo khe, chia lá thành hai bên rõ rệt. Mép lá có răng cưa, mặt dưới được phủ một lớp phân trắng mỏng nhìn như mốc. Các lá mọc so le nhau và rũ xuống tạo nên những cành Liễu mềm mại, thướt tha đu đưa trong gió. Khi lá Liễu còn non thì nó sẽ mang màu sắc xanh trắng nhưng khi trưởng thành thì lại trở về với màu sắc xanh đậm vốn có.
Cành cây Liễu hoa đỏ mảnh mai, mềm mại khi mọc luôn có hướng rủ xuống đất. Thân cây mọc thành những cành nhánh lớn, và cành lớn thì chếch lên trên. Tuy nhiên từ những cành lớn đó nó sẽ mọc thành những cành nhỏ và rủ dần xuống dưới.
Hoa Liễu có màu đỏ rực rỡ, nổi bật giữ một nền xanh của lá, hoa thường mọc thành từng chùm dài khoảng từ 10 cho đến 30cm, mỗi bông hoa mọc trên chùm sẽ có hình xoắn ốc. Hoa Liễu có chia thành 2 loại là hoa đực và hoa cái với dựa vào hình dáng khác nhau để phân biệt. Hoa sẽ nở rộ nhất vào mùa xuân.
Sau khi hoa tàn, quả Liễu hình thành và được tạo nên bởi 2 mảnh, hạt Liễu có lông mịn màng nhìn chúng như hạt của cây hoa sữa. Quả cây Liễu hoa đỏ là dạng quả nang, hình dạng hai mảnh. Bên trong quả có chứa nhiều hạt kích cỡ 0,1mm, các hạt đều được phủ một lớp lông tơ dài như lụa để dễ dàng phân tá.
2. Đặc điểm sinh trưởng
Cây Liễu hoa đỏ là dạng cây cảnh tạo bóng mát thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau, cây dễ trồng, ít cần công chăm sóc và sức sống phát triển tốt. Đây là cây có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, ưa ánh sáng. Vốn là cây di thực từ phương Bắc (Trung Quốc) đến nước ta nên chúng phát triển tốt trong môi trường khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới. Loài cây này không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trừ đất mặn và chua. Nó ưa thích nhất là đất ẩm, tơi xốp, dễ thoát nước. Chính vì vậy, cây thường được trồng ven hồ, sông suối hay các suối đá nhân tạo.
3. Công dụng của cây Liễu Hoa đỏ trong cuộc sống
1. Tạo cảnh đẹp tự nhiên
Với đặc tính ưa ẩm, lại có có hình dáng uyển chuyển, thướt tha, nên cây Liễu rất được ưa chuộng trồng bên các bờ hồ, sông, suối,... để làm cây tạo bóng mát. Đẹp nhất là khi có gió thổi, làm cho những cành Liễu đung đưa trong gió, nhẹ nhàng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cây Liễu hoa đỏ còn được trồng nhiều ở các vỉa hè, lề đường, góc phố để tạo cảnh quan đô thị. Nó còn là điểm nhấn cho các biệt thự sân vườn với hình ảnh những chiếc xích đu, ghế nghỉ hoặc bàn trà, tạo nên khung cảnh lãng mạn.
2. Bảo vệ môi trường
Ngoài tác dụng tạo cảnh quan cho không gian ven hồ, cây Liễu hoa đỏ còn có bộ rễ phát triển mạnh và bám sâu vào lòng đất nên cây còn có thể giữ đất, chống xói mòn rất tốt
Hiện nay Liễu hoa đỏ còn được sử dụng nhiều trong công tác trồng rừng, lọc sinh học và tạo ra các vùng đầm lầy nhân tạo cho các hệ thống xử lý nước thải sinh thái. Đồng thời góp phần cải tạo môi trường, chống xói mòn đất, tạo nơi trú ngụ cho các loài động vật hoang dã. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp nguyên liệu than củi cho các hoạt động công nghiệp.
3. Làm thuốc để chữa bệnh
Ngoài những giá trị tạo cảnh quan tuyệt vời cũng như ý nghĩa về mặt phong thủy thì cây Liễu hoa đỏ còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong y học. Từ cách đây rất lâu về trước, lá và vỏ cây Liễu đã được người Ai Cập cổ đại dùng làm thuốc chữa bệnh đau khớp.
Đến năm 1987, một hãng dược của Đức đã tổng hợp các hoạt chất axit salicylic trong cây Liễu để điều chế thuốc aspirin. Axit salicylic có thể điều trị sốt, kháng viêm, giảm đau, tiêu diệt các vi khuẩn xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trong cây Liễu hoa đỏ và các loại cây trong chi Liễu có chứa miyabeacin, đây là hoạt chất có khả năng tiêu diệt nhiều tế bào ung thư vú, buồng trứng, cổ họng,… và có thể hỗ trợ điều trị u nguyên bào thần kinh. Đây chính là hoạt chất có ý nghĩa lớn đối với nền y học.
Chưa dừng lại ở đó, trong vỏ Liễu còn chứa tanin – một hoạt chất chống oxy hóa cực kỳ tốt, giúp loại bỏ tế bào gốc, làm trẻ hóa tế bào trong cơ thể. Không chỉ có vỏ mà các bộ phận khác của cây Liễu đều có thể dùng để chữa bệnh. Lá và hoa của nó có vị đắng, tính hàn giúp giải độc, làm mát máu. Cành và rễ Liễu hoa đỏ có thể trừ phong thấp, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thũng.
4. Ý nghĩa của cây Liễu
1. Trong phong thủy
Theo phong thủy, cây Liễu là một trong 7 loại cây có tác dụng trừ tà ma thích hợp trồng trong vườn nhà. Liễu cũng là tên của một vì tinh tú trong Nhị thập bát cú nên trồng Liễu còn giúp gia chủ bình an. Vậy nên, trồng Liễu trước nhà là tốt nhất. Cây còn có ý nghĩa là lưu lại tiền tài, tài lộc.
2. Trong cảnh quan
Vì mang lại nhiều giá trị nổi bật nên cây Liễu hoa đỏ được rất nhiều người yêu thích, giá cây giao động tầm vài trăm ngàn trên một cây. Ngoài ra sẽ tùy thuộc vào một vài yếu tố khác để người trồng có thể định giá. Nhưng nhìn chung việc trồng Liễu giúp người nông dân nên thu nhập tương đối ổn định.
5. Kỹ thuật trồng cây liễu hoa đỏ
1. Chọn giống
Khi chọn cây giống để trồng, hãy chọn những cây Liễu nhìn khỏe mạnh, chắc chắn, không bị sâu bệnh, lá phải rủ đều xuống dưới. Người ta có thể nhân giống cây Liễu bằng cách chiết cành hay trồng bằng hạt. Khi mới trồng cây này bạn cần phải cắm cọc để đảm bảo cây không bị nghiêng, đổ ảnh hưởng đến sự phát triển của thân và rễ. Có điều kiện thì hãy chăm sóc tốt cây liễn khoảng 2 năm đầu tiên để cho bộ rễ phát triển ổn định và khỏe mạnh nhất.
2. Các phương pháp nhân giống
Cây Liễu thường được nhân giống bằng hạt hoặc bằng phương pháp giâm cành, đây cũng chính là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nên chọn những cành khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh. Sau đó cắt một đoạn cành giâm dài khoảng 15 – 30cm. Tiến hành giâm cành xuống đất ẩm mà trong đó có trộn phân lân và phân hữu cơ để kích thích ra rễ. Cuối cùng tưới nước thường xuyên để cành giâm ra rễ và phục hồi.
3. Quá trình trồng
Đất trồng
Do cây Liễu hoa đỏ không kén chọn đất trồng nên bạn có thể trồng trên mọi loại đất đều được, tuy nhiên nếu muốn cây phát triển tốt và nhanh chóng thì vẫn nên chọn loại loại đất có dinh dưỡng, ẩm và cũng thoát nước tốt. Vùng đất ven hồ, ven sông suối… sẽ là thích hợp nhất.
Cách trồng
Đào hố cách bầu khoảng 15 đến 20cm, tháo vỏ nilon bên ngoài của bầu cây sau đó lấp đất và nén chặt đất để cây không bị đổ. Chúng ta có thể cố định cây bằng các cây chống đỡ để bảo vệ cây không bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu bên ngoài.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây liễu hoa đỏ
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển tốt nhất là từ 22 – 36 độ C.
Ánh sáng
Đối với chế độ ánh sáng thì nên lưu ý trồng ở những nơi thoáng đãng, có đầy đủ ánh sáng mặt trời nếu trồng trong điều kiện quá nhiều bóng râm cây sẽ ốm yếu tốc độ phát triển kém. Đặc biệt là trong những ngày mưa bão, hãy để ý đến vấn đề gãy cành nhánh, bởi cây Liễu khá mảnh mai, cành mềm, nhỏ.
Cắt tỉa
Cây có tốc độ trung bình nên nếu bạn muốn cắt tỉa cây thì nên hạn chế, cắt tỉa vào mùa đông đầu xuân là thích hợp nhất nhé. Với những cành khô héo, hay lá sâu bệnh thì nên cắt tỉa ngay lập tức.
Tưới nước
Nếu trồng cây Liễu ở những vùng đất khô thì nên tưới nước hàng ngày để đảm bảo cây không bị khô rễ từ đó phát triển cây được tốt nhất.
Phân bón
Thường xuyên xới cỏ và cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển tốt, cho tán lá đẹp. Mỗi năm bón thúc cho cây 2 lần bằng phân hữu cơ và phân vi sinh. Ngoài ra, cứ 2 – 3 tháng bón cho cây một chút phân NPK.
7. Các bệnh thường gặp về cách phòng trừ
Tuy là cây có sức đề kháng rất cao nhưng Liễu hoa đỏ vẫn bị một số sâu bệnh hại tấn công như: bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá, rệp, nấm và sâu đục thân. Khi thấy có hiện tượng sâu bệnh trên cây phải xử lý ngay lập tức. Bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị như: Antracol 70WP, Kasumin 2SL, Basudin 10H, Configent, Regent, Sherpa 25EC; Classico 480EC, Cyper 25EC, Score 250EC, Aliette 800WG, Daconil 75WP,…
8. Địa chỉ mua bán cây liễu công trình
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cây liễu hoa đỏ, cây công trình để khách hàng có thể chọn lựa. Tuy nhiên, nhằm mang đến cho khách hàng những mẫu giống chất lượng cao và đảm bảo nhất trên thị trường, Cây xanh Hoàng Gia chuyên cung cấp cây xanh công trình, các giống cây cảnh đẹp, cây ăn quả, cây cổ thụ. Những lợi ích của khách hàng khi chọn mua tại Cây Xanh Hoàng Gia:
-
Được đảm bảo đúng giống cây yêu cầu
-
Tư vấn trọn đời cây
-
Chốt và giao cây đúng như yêu cầu, đúng như ảnh
-
Vườn rộng và đa dạng các loại cây, giống cây để khách có thể đến tham quan và lựa chọn trực tiếp
-
Các giống cây bán ra đảm bảo tiêu chí: Cây khỏe – mạnh - ổn định
-
Chúng tôi luôn cập nhật những giống mới liên tục
-
Hướng dẫn chăm sóc cây trồng và xử lý các vấn đề sâu bệnh tốt nhất.
-
Chi phí mua giống cây hợp lý nhất trên thị trường hiện nay.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cũng như hiểu được ý nghĩa của cây liễu hoa đỏ. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để mua hạt giống và cây giống chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi – nhà phân phối uy tín hàng đầu, đảm bảo quyền lợi cao nhất của khách hàng. Chúng tôi cung cấp những cây giống chất lượng cao, dịch vụ tư vấn hướng dẫn tận tình. Liên hệ hotline: 0917030393