Trong những loại gỗ có thể ứng dụng chế tác nội thất hiện nay thì không thể quên nhắc tới cây kim giao. Loại cây này không những là nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ mà còn làm cây cảnh, tạo bóng mát, làm thuốc chữa bệnh, … Từ đó có thể thấy việc sở hữu trong nhà một cây kim giao sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho gia chủ.
Để tìm hiểu thêm về giống cây này, hãy cùng Cây Cảnh Hoàng Gia đi khám phá chi tiết những đặc điểm và công dụng đặc biệt của cây kim giao qua bài viết bên dưới.
1. Giới thiệu chi tiết cây kim giao
-
Tên thường gọi: cây kim giao, kim giao đá vôi.
-
Tên khoa học: Podocarpaceae.
-
Họ thực vật: thuộc họ Kim giao
Loài cây này được trồng tại hầu hết các nước trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, … Tại Việt Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp giống cây này ở các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Thuận,…
Loại cây này ưu thích địa hình đá vôi nên còn được gọi với cái tên là kim giao núi đá. Để tiết kiệm diện tích và đạt năng suất cao, nhà nông có thể trồng xen kẽ với cây gỗ quý khác như táu, sến, muồng đen, … để tạo nên một quần thể thống nhất.
2. Đặc điểm của cây kim giao
2.1 Đặc điểm hình thái
Chiều cao của một cây gỗ kim giao thông thường đạt từ 15 - 25m. Tán cây tạo dáng hình tháp với phần thân cây thẳng tắp. Các cành sẽ mọc sang ngang và có thiên hướng rủ xuống đất.
Vỏ cây thường có màu nâu xám tạo ra thành từng mảng. Lá kim giao có hình dáng thon dài hình bầu dục từ 15-18cm, khá to với chiều rộng khoảng 4-5cm mọc đối nhau. Lá trông khá giống mũi mác với phần đầu lá nhọn, đuôi nêm, có nhiều gân lá và bề mặt trơn bóng.
Hoa cái của gỗ kim giao thường mọc ở nách lá với khoảng 3-4 cái. Loại cây này có quả hình cầu, khá to với đường kính từ 1.5-2cm và phần cuống dài chừng 2cm.
2.2 Đặc điểm sinh trưởng
Kim giao thường mọc rải rác tại các khu rừng rậm nhiệt đới ẩm, địa hình là nền đất cổ với núi đất hoặc núi đá vôi ở độ cao từ 500 - 1000m so với mặt nước biển. Loại cây này sẽ ra hoa vào tháng 5 và có nón chín vào khoảng tháng 11-12.
Giống cây thân thẳng này có thể trông theo cụm từ 3-5 cây cách nhau 5m. Để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất cần nuôi cây trong vườn ươm từ 7-8 tháng. Theo kinh nghiệm, cây kim giao nên được trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu là thích hợp nhất.
Đây cũng là loài cây ưa ánh sáng nên khu vườn cần dược thường xuyên dọn dẹp cỏ dại, cây chèn ép và che bóng. Trong 1-2 năm đầu cây sinh trưởng và phát triển khá chậm.
3. Công dụng, ý nghĩa khi trồng cây kim giao
3.1 Các công dụng
Kim giao là giống cây gỗ lâu năm có giá trị kinh tế cao khi có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những lợi ích có được khi sở hữu một gốc cây kim giao nhé!.
-
Đầu tiên, loại cây này biểu trưng cho sự cổ kính, tâm linh nên thường được trồng ở các nhà thờ, chùa miếu. Phần tán cây tỏa ra rất đẹp nên cũng được sử dụng trong các dự án cây xanh công trình.
-
Lựa chọn những cây có kích thước lớn trồng tại sân vườn, hiên nhà hay lối đi vào giúp tạo điểm nhấn nổi bật cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời, các cây kim giao nhỏ hơn rất thích hợp đặt tại bàn làm việc, phòng khách hay một góc nhỏ trong nhà.
-
Bên cạnh đó, cây kim giao còn có tác dụng trong chữa bệnh mà nhiều người chưa biết. Lá cây được sử dụng phổ biến trong phương thuốc Đông Y về chữa bệnh ho ra máu và triệu chứng sưng cuống phổi. Người xưa còn tương truyền rằng loại cây này khi làm thành đũa còn giúp phát hiện chất độc có trong thức ăn.
-
Đặc biệt hơn cả chính là gỗ kim giao. Bởi nó được ứng dụng rất nhiều trong quy trình chế tác đồ nội thất, mỹ nghệ. Loại gỗ này sở hữu các tính năng chư nhẹ, thớ mịn và sáng, có nhiều vân đẹp nên rất được ưa chuộng.
3.2 Ý nghĩa phong thủy của cây kim giao
Ở Trung Quốc đa số mọi người đều biết tới sự tích cây kim giao thần bí. Tương tự vậy, tại Việt Nam thì giống cây này cũng mang ý nghĩa phong thủy tích cực. Nó tượng trưng cho sự yên bình, tôn nghiêm nên thường được trồng tại những nơi linh thiêng như chùa, đền, miếu, …
Mọi người truyền miệng như rằng trồng cây kim giao trong nhà giúp xua đuổi tà ma, giúp gia khuyến tránh những điều xui xẻo rất hữu hiệu. Ngày nay, với sự phát triển của y học và nông nghiệp, loại cây này đã được nhân giống làm cây cảnh để trang trí. Mọi người thường đặt một chậu cây tại bàn học, bàn làm việc của mình với hy vọng mọi điều bình an, suôn sẻ sẽ tới.
4. Kỹ thuật trồng giống cây kim giao
4.1 Chuẩn bị đất trồng
Với những nơi nền đất trồng làm cây cảnh, bạn nên bón thêm phân chuồng vào các hố trồng. Lớp đất mặt nên trộn đều với khoảng 10g phân lân mỗi hố.
Kích thước tiêu chuẩn của mỗi hố đất trồng cây kim giao là 40cm x 40 cm x 40 cm. Mọi người nên tạo hình nang sấu để thuận tiện cho quá trình tưới tiêu và chăm bón cây sau này.
Yêu cầu cần đảm bảo khi trồng là chiều cao của hố đất phải bằng với bầu cây sao cho cổ rễ ngang bằng với mặt hố. Sau đó, hãy dùng cuốc xẻng để vun đất cho thật kín và chặt phần gốc. Tuyệt đối không được làm vỡ bầu đất.
4.2 Cách trồng cây kim giao
- Đầu tiên cần tách cây giống ra khỏi bầu đất thật cẩn thận, sau đó đặt xuống hố và lấp kín phần đất.
- Sau đó tưới một ít nước để giữ ẩm cho gốc cây mới trồng. Hãy nhớ là không nên nén quá chặt đất.
- Bạn có thể dùng các cành cây lớn để tạo bóng râm cho cây kim giao.
5. Kỹ thuật chăm sóc cây kim giao
Để đảm bảo hiệu suất cây giống đạt tốt nhất, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo những kỹ thuật chăm sóc cây kim giao dưới đây:
-
Trong những năm đầu mới trồng cây, bạn nên bón phân 2 lần cho cây vào các thời điểm như tháng 4-5 và tháng 9-10.
-
Do khoảng 2 năm đầu thì cây kim giao phát triển khá chậm, mỗi năm chỉ cao thêm khoảng 40-50cm tùy theo điều kiện khí hậu và đất đai của nơi trồng. Vì vậy, các bạn cần thường xuyên phát dọn cỏ dại hấp thụ hết chất dinh dưỡng của cây. Và nên kết hợp xới đất, bón phân NPK từ 100 - 300 gam.
-
Cần chăm chỉ tỉa dặm các cây đã chết và khô héo để đạt tỉ lệ thành rừng cao. Đồng thời, nên tích hợp cả những biện pháp chống cháy rừng và bảo vệ rừng tự nhiên khoa học, hợp lý.
6. Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ
Bệnh đốm than
Tình trạng bệnh đốm than của cây kim giao gây ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ sinh trưởng và thẩm mỹ của cây. Do đó, ngay khi phát hiện cần tích cực cắt bỏ những lá bệnh và đem đi đốt.
Bạn cũng nên phun thuốc Boocđô 1% để đề phòng bệnh lan rộng ra khắp cây. Đối với những cây bị đốm than nặng, nhiễm bệnh cả cây thì nên nhanh chóng phun thuốc Daconil với tần suất từ 2–3 lần trong vòng 10 ngày.
Bệnh đốm xám
Loại sâu bệnh này thường có trên mép và ngọn lá kim giao khiến lá dần khô đi và rụng xuống. Ban đầu, lá sẽ xuất hiện các chấm nhỏ màu vàng nhạt, dần la rộng xung quanh lá thành những đốm nâu sẫm rồi chuyển thành xám trắng.
Để đề phòng cũng như ngăn ngừa bệnh này cho cây thì nên tăng cường bón phân P, K và kịp thời cắt bỏ đi các lá bệnh để tránh lây lan.
Bệnh khô cành
Dấu hiệu của cây kim giao bị khô cành sẽ có triệu chứng với những đốm màu hạt dẻ hình bầu dục trên các cành non. Loại sâu bệnh này phát triển khá nhanh khiến cho lá khô và rụng dần.
Cách khắc phục tốt nhất của bệnh này là phải tỉa thưa và thúc phân bón và phun thuốc Boocđô 1 % hợp lý. Bạn cũng có thể kết hợp thêm dung dịch lưu huỳnh và vôi hoặc thuốc Zineb 0.2% để chữa trị.
Kết luận
Trên đây là những thông tin rất chi tiết về cây kim giao và cách trồng, cách chăm sóc dành cho những bạn quan tâm. Vì hiện tại giống cây này còn nằm trong danh sách hạn chế khai thác của bộ Tài nguyên và Môi trường, nên nếu gia chủ có nhu cầu sở hữu giống cây đặc biệt này thì cần liên hệ và tìm hiểu cơ sở uy tín.
Bạn có thể tham khảo giống cây này tại https://caycanhhoanggia.vn/ để được chúng tôi đảm bảo về chất lượng sản phẩm tốt nhất nhé.