Menu

CÂY HOA TRÀ BẠCH

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

 


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


1. Giới thiệu chi tiết cây trà bạch

-Cây bạch trà, tên thường gọi là cây hoa trà, hoa trà mi, trà trắng,… , có tên khoa học là Camellia japonica (tên tiếng anh: Camellia) thuộc loài cây cảnh thân gỗ nhỏ thường xanh. Bạch trà thuộc chi thực vật có hoa trong họ Theaceae với độ cao sinh trưởng trung bình từ 2m-10m.

- Bạch trà có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục (các tỉnh Sơn Đông & miền đông tỉnh Chiết Giang), Đài Loan, nam Triều Tiên và tây nam Nhật Bản. Trong tự nhiên, bạch trà mọc trong rừng núi sâu ở độ cao khoảng 300–1.100 mét. Với đặc tính khỏe mạnh, ít sâu bệnh cùng vẻ đẹp thanh thuần, sang quý, nó được trồng như một loại cây cảnh, cây vườn nghệ thuật trên khắp thế giới, đặc biệt ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Á.

 2. Đặc điểm cây trà bạch

2.1  Đặc điểm hình thái

- Bạch trà là giống cây có hoa hoặc cây bụi, thường cao 2-8m và có thể sinh trưởng đạt tới 10m. Các cành non nhất có màu nâu tía và dần trở thành màu nâu xám khi chúng già đi.

- Lá cây xếp xen kẽ có màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, thường dài 5–11cm, rộng 2,5–6cm với cuống lá khoảng 5-10mm. Phần gốc và đầu của lá thon nhọn, mép lá có răng cưa sắc, các lá bắc và lá đài đều được phủ lớp lông tơ mịn như nhung.

- Hoa bạch trà trổ bông vào giữa tháng Giêng và tháng Ba hàng năm. Những bông hoa xuất hiện đơn lẻ hoặc theo cặp dọc theo cành, với chiều ngang từ 6–10 cm; các cánh hoa được xếp đan xen đồng tâm với nhau ở gốc lên đến một phần ba chiều dài của cánh. Hoa trà nở to, đẹp với sắc trắng tinh khôi, thuần khiết cùng hương thơm nhẹ dịu, sang trọng.

- Quả bạch trà có hình cầu với ba nang, mỗi nang có một hoặc hai hạt lớn màu nâu với đường kính 1–2 cm. Cây thường kết trái vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hàng năm khi mùa thu tới.

2.2  Đặc điểm sinh trưởng

- Bạch trà thích hợp trồng trên đất chua nhẹ có nhiều độ ẩm và thoát nước tốt với độ pH tối ưu là 4-5. Nên trồng trong bóng râm đến một phần nắng (nắng buổi sáng, bóng râm buổi chiều) với đất giàu dinh dưỡng. Khi cây trưởng thành và tán cây cung cấp bóng râm cho rễ, chúng có thể đón nhiều nắng hơn. 

- Hoa trà không phát triển tốt khi trồng quá sâu, do vậy chỉ cần trồng cao hơn lớp xung quanh 3-6cm, dốc đất nhẹ nhàng lên để các cạnh của bóng rễ lộ ra. Không phủ đất lên bầu rễ; chỉ cần phủ một lớp mỏng quanh gốc cây; tưới nước đầy đủ sau khi trồng và không để ánh nắng chiếu vào trực tiếp. Ngoài ra, việc tưới nước trong điều kiện khô ráo sẽ khuyến khích sự phát triển mới của cây. Thường xuyên chú ý các loại sâu hại cây bạch trà như rệp sáp, sâu róm hay ngài có thể gây hại tới cây trà.

 2.3  Các giống cây ở việt nam

Trên thế giới có tới 250 giống hoa trà và gần 2000 biến thể nhân giống từ cây trà, tuy nhiên riêng giống Bạch trà thì chỉ có hai loại phổ biến nhất là trà bản địa của Việt Nam với hoa màu trắng, cánh dày và bạch trà Nhật với bông to hơn, cánh trắng trong và mỏng hơn.

3. Công dụng của cây trà bạch

3.1 Giá trị thẩm mỹ

Người xưa có câu “Vua chơi lan – quan chơi trà”. Với vẻ đẹp mong manh, thuần khiết cùng hương thơm dịu nhẹ, hoa bạch trà được trồng như một loại cây cảnh, vườn ươm nghệ thuật trên khắp thế giới, trang trí thêm vẻ tráng lệ, sang trọng cho các khuôn viên biệt thự, nhà vườn… Một số địa phương còn sử dụng hoa trà trong các nghi lễ cúng bái tổ tiên, dâng hoa kính Phật

3.2 Ứng dụng trong khoa học

Lá bạch trà rất giàu terpenoit – một hoạt chất chống viêm có tính an toàn tương tự như lupeol và squalene, được sử dụng rộng rãi trong y dược và ngành công nghiệp mỹ phẩm.

4. Ý nghĩa của cây

-   Với màu trắng tinh khôi, thuần khiết, hoa bạch trà khiến chúng ta liên tưởng đến những cô gái mới lớn đang trong giai đoạn đẹp nhất, trong sáng và thơ ngây của tuổi trưởng thành. Trong tình yêu, bạch trà thể hiện sự kiêu hãnh khi nhận được tình yêu và ái mộ lớn từ đối phương.

 - Về phong thủy, hoa bạch trà bắt đầu nở trong những ngày Tết là báo hiệu về một năm sung túc, ấm no, mang lại nhiều may mắn về tiền bạc và của cải với cả gia chủ. 

-  Hoa bạch trà là biểu tượng cho cái đẹp hoàn hảo và khát khao của mọi người về một cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn. Cùng với tính thẩm mỹ cao và vẻ đẹp tinh tế, hoa trà trắng cũng được nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới chọn làm cảm hứng cho các dòng sản phẩm của mình.

- Bạch trà thậm chí còn được đưa vào các tác phẩm văn học nổi tiếng - tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết Trà Hoa Nữ (tên tiếng Pháp: La Dame aux camélias) của nhà văn Alexandre Dumas con (1824 – 1895). Tác phẩm được viết năm ông 23 tuổi và được xuất bản lần đầu vào năm 1848, là cuốn tiểu thuyết bán tự truyện dựa trên mối tình ngắn ngủi của tác giả và kỹ nữ Marie Duplessis.

 5. Kỹ thuật trồng cây trà bạch

5.1  Các phương pháp nhân giống

- Hiện nay có ba phương pháp chính để nhân giống cây hoa trà nói chung và bạch trà nói riêng, đó là chiết cành, ghép cành và giâm hom. Tùy vào từng mục đích làm cây giống đại trà hay nhân giống để chơi hoa, uơm vườn; người làm vườn có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau với các ưu, nhược điểm riêng biệt. 

- Với phương pháp chiết cành và ghép cành, bạch trà hoa được ngâm vào nước khoảng 20 phút sau đó giâm cành vào đất mềm xốp; trong thời gian đó người ươm cây sẽ thường xuyên tưới nước để cây giữ độ ẩm. Sau một thời gian sẽ mọc mầm thành lá cây sẽ phát triển đổi chậu mới cho cây để cây có thể phát triển được tốt hơn

- Các phương pháp nhân giống như chiết cành và ghép cành căn bản không có sự khác biệt nhiều về kỹ thuật và cách thực hiện so với các loại cây trồng khác. Do vậy chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phân tích và tìm hiểu phương pháp giâm hom - một phương pháp dễ dàng thực hiện và đảm bảo cây bạch trà sẽ phát triển khỏe mạnh. Ở phương pháp này, thay vì cắt tỉa bỏ những cành không quan trọng thì chúng ta có thể tận dụng làm hom giống để ươm cây.

- Chọn cành giâm hom: chọn những cành chưa nảy mầm, cành bánh tẻ sẽ giúp cây đẹp về thẩm mỹ hơn và giúp cành có thể phát triển khỏe mạnh khi giâm hom. Sử dụng kéo cắt cành sắc, bén cắt cành trừ khoảng 2 mắt lá và 1 búp trà. 

- Lưu ý quan trọng:

·Chọn cây gốc khỏe mạnh, tươi tốt, không bị sâu bệnh hại

·Chọn cành không mang hoa và nụ

· Cắt cành bánh tẻ (một phần hóa gỗ) để làm hom giống

  • Chọn giống hom cây hoa trà truyền thống đạt chuẩn: Mỗi hom giống có chiều dài từ 5-7cm, tối thiểu có 2-3 mắt. Sau khi có được các chân cần tỉa bớt lá và các chồi non trên cành. 

- Khi giâm hom cây hoa trà cần đảm bảo nhiệt độ từ 20-30 độ C, thời tiết khô ráo, ít mưa dầm, mưa phùn. Độ ẩm ngoài trời đạt 70-80% là tốt nhất giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh hại tấn công cành giâm. 

- Chuẩn bị đất giâm hom: trộn ½ cát đen + ½ cát vàng trộn đều cát lại với nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng cát phải là cát sạch, độ thông thoáng cao, cát mát, thoát nước tốt, giúp nấm bệnh không thể tấn công. 

- Khi giâm hom cần chú ý, nếu nhiệt độ xuống dưới 20 độ C rễ cây rất khó phát triển. Do đó cắt xong cần nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ từ 1-2 giờ rồi mới mang giâm. 

- Khoảng cách giâm hom từ 3-5 cm/hom để tránh các rễ ăn lẫn với nhau, gây tổn thương rễ. 

- Nên làm giàn che cho vườn, ánh sáng nên để 70-80%, nhiệt độ tốt nhất để hom ra rễ là 25-35 độ C. 

Hom sau khi giâm cần tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm cho cành hom. Sau đó có thể tưới nước bằng hệ thống phun sương để giữ ẩm, tưới nước cho cây ngày 1-2 lần.

5.2  Quá trình trồng

5.2.1. Chọn vị trí trồng cây

Chọn vị trí đất trồng có thể thoát nước tốt, ánh nắng vừa phải. Không nên trồng cây ở nơi chỉ có bóng râm, do bộ rễ ăn nông sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng và nước với hoa trà. Cây bạch trà dưới ánh nắng mặt trời gay gắt có thể bị bỏng trên lá hoặc khiến lá chuyển màu vàng úa.

5.2.2. Chuẩn bị đất

Hoa trà sẽ phát triển ở hầu hết các loại đất hơi chua thoát nước tốt với độ pH trung bình dao động từ 4-5. Độ ẩm thích hợp sẽ kích thích rễ cây mọc tốt trong đất. Rễ mới phát triển sau đó sẽ cung cấp đủ độ ẩm để cây bắt đầu phát triển khi mùa xuân đến.

5.2.3. Trồng cây

Hoa trà thường được trồng vào cuối mùa thu đến đầu mùa xuân, mặc dù chúng có thể ra hoa vào bất kỳ tháng nào trong năm nếu được chăm sóc đúng cách. Hiện tại nhiều vườn ươm cũng sử dụng thuốc kích thích để điều chỉnh thời gian trổ hoa của bạch trà nói riêng và cây trà nói chung.

 Khoảng cách giữa các cây trồng tối thiểu là 1.5-2m. Nếu trồng để làm hàng rào, khoảng cách tối ưu giữa các cây là 1m.

Đất trồng

Không giống như các loại cây khác, cây hoa trà có rất ít dễ, phần lông hút trên rễ mảnh và rất mềm yếu. Cây hoa trà có tốc độ sinh trưởng chậm, thường 2 – 3 năm. Khâu chọn đất trồng là vô cùng quan trọng,  Trà thường phát triển theo khe hở hoặc đất mùn tơi xốp.

Đất trồng thường là đất thịt pha, có đủ độ chua cần thiết, có thể dùng giấy quỳ để thử, pH trong khoảng 4-5, nếu trường hợp độ pH cao hơn thì nên thêm các khoáng chất như sunfat, lưu hình sắt để tăng thêm độ chua.

Đất thích hợp với cây hoa trà tốt nhất nên là đất bùn ao nuôi cá, đất lá mục, đất vườn rau và thêm ít phân ngựa, phân chuồng. Loại đất này sau khoảng vài năm các cục đất xốp trong chậu không tan, có độ ẩm cao nhưng thoát nước cao, bởi nếu đất rắn thì cây khó phát triển, nếu úng nước dễ cây nhanh thối và cây mau chết.

Môi trường

Cây hoa trà không chịu được ánh nắng bức xạ, vì vậy ta nên để cây ở ở chỗ nhiều bóng râm hoặc làm dàn lưới mỏng hoặc nilon để tạo bóng mát. Vào mùa hè nên tránh để gần cây to hoặc cạnh tường vì nhiệt lượng lớn do nắng hầm hập cả ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả cây.

Độ ẩm lý tưởng để cây trà phát triển bình thường là 50-70% nên những ngày nắng chúng ta lên phun nước nhiều để làm ẩm cây và làm ẩm cả môi trường xung quanh. Địa điểm lý tưởng tối ưu là dưới chậu cây hoa trà là bể nước

Cây hoa trà ưa sống ở nơi thoáng gió nhưng nếu gió lùa hoặc mạnh thì cây cũng ảnh hưởng.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây trà bạch

- Để điều tiết ánh sáng, có thể làm một dàn lưới mỏng hoặc nilon che phủ bên trên để tạo bóng mát cho bạch trà, vừa duy trì được bóng râm cần thiết lại vừa điều tiết được lượng ánh nắng vừa đủ cho cây. Vào mùa hè, nên tránh để gần cây to hoặc cạnh tường vì nhiệt lượng lớn do nắng nóng tích tụ lại cả ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạch trà.

 - Về đất trồng, nên bổ sung thêm chất hữu cơ cho đất trước khi trồng cây, rải và trộn vào đất trồng các loại giàu dinh dưỡng như rêu, than bùn, nấm mốc, vỏ mùn lâu năm, mùn cưa hoặc phân bò nhằm giúp cải thiện cả khả năng thoát nước và độ phì nhiêu của đất; tránh làm cây bị thối rễ. 

- Cây hoa trà cũng cần bón lót, mặc dù đặc thù sinh học cây cũng không cần nhiều phân. Khi bón lót khuyên dùng phân hữu cơ, rắc phân xung quanh rễ cách 2-3 cm so với gốc cây. Cây là loại ưa mát nên trước khi mùa nóng nên bón phân mát, có thể là phân phèn pha loãng, như vậy sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cây.

- Khoảng 10-20 ngày nên bón thúc một lần, có thể dùng thêm nước phân phèn, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cũng như khống chế độ chua trong đất ở mức đảm bảo vừa phải. 

- Cách tưới nước cho hoa trà:

·Cây hoa trà là loại cây ưa ẩm nhưng lại không tích nước. Lượng nước ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, do vậy mà lượng nước tưới cho cây phải đủ và đúng liệu lượng.

· Nên phun đều từ lá đến thân. Không nên tưới dội mạnh vào gốc vì sẽ làm xói mòn gốc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây và chết rễ.

· Vào mùa hè, nên tưới 2 đến 3 lần 1 ngày vào sáng và chiều mát, tùy vào nhiệt độ. Nếu là mùa thu thì tưới trung bình mỗi ngày 1 lần vào sáng hoặc chiều mát. Mùa đông hay mùa xuân thì trung bình 2 đến 3 ngày tưới 1 lần, tùy thuộc vào thời tiết mưa hay khô. Đối với những ngày mưa thì không nên tưới cho cây.

·Trong quá trình tưới thì nên tưới một ít ra đất xung quanh chậu để tạo độ ẩm trong đất cũng như môi trường xung quanh, làm cho môi trường mát mẻ. Vào mùa đông thì trong khoảng 3-5 ngày thì tưới nước, lượng nước tưới không quá nhiều, thời gian tưới nên là khoảng thời gian sau 10 giờ.

·Nước tưới nên là nước sạch, nước ao hồ hoặc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì phải để vào thùng chứa nước khoảng một vài ngày để loại bỏ bớt javen/clo, cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất. 

- Kỹ thuật đảo trà: Đánh cây từ đất chuyển sang chậu hoặc chuyển cây từ chậu này sang chậu khác đều được coi là đảo trà. Để cây cho hoa đúng dịp Tết thì nên tiến hành đảo trà vào khoảng giữa tháng 2 đến tháng 3 âm lịch hàng năm để cây chuyển nụ. Thời điểm đảo trà phụ thuộc vào thời điểm cây ra mầm non. Sau khi cây bật mầm cần chăm sóc cho đến khi mầm ra lá non thì ta tiến hành đảo trà. Chồi cây đáng lẽ là chồi dinh dưỡng nhưng nhờ việc đảo trà nó chuyển thành chồi sinh sản rồi hình thành nụ hình thành hoa.

- Tỉa hoa trà: Tỉa để tạo hình hoa trà khi cần thiết; cắt tỉa chọn lọc thay vì cắt tỉa để duy trì hình dạng tự nhiên của cây. Chỉ nên loại bỏ không quá một phần ba cây sau mỗi đợt tỉa hoa, tỉa cành. Phân nhánh dày đặc mỏng khi tán lá có thể làm giảm chỗ cho hoa nở đúng cách. Cắt ngắn các cành thấp hơn sẽ khuyến khích một kiểu phát triển thẳng đứng hơn. Cắt bớt phần ngọn mọc dài ra để khuyến khích cây mọc đầy đủ hơn. Cắt tỉa nên được thực hiện sau mùa đông và hoa đã tàn hẳn. Cây hoa trà ra nụ hoa vào cuối mùa hè nên việc cắt tỉa không đúng thời điểm trong năm sẽ làm giảm khả năng nở hoa đáng kể.

 7. Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ

Cây bạch trà không bị sâu bệnh phá hoại thường xuyên; tuy nhiên nếu gặp tình trạng này thì ta có thể dùng vòi phun nước dạng phun sương để rửa mặt trên và mặt dưới của lá khi lá bị sâu bệnh bám lên; hoặc rửa từng lá một nếu không thể rửa sạch bằng cách phun nước. Phòng sâu bệnh bằng cách cắt tỉa các lá bị sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu dạng bơm loãng vào hàng tháng; hoặc có thể dùng rượu ngâm tỏi, ớt, gừng để trừ sâu cho lá. Tuy nhiên khi cây đã ra hoa thì không nên sử dụng bất kỳ biện pháp trừ sâu nào vì có thể gây ảnh hưởng đến hoa bạch trà.

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: caycanhhoanggia.vn@gmail.com

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon