Menu

CÂY ĐA TRƠN

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây đa công trình, cây đa cổ thụ nhiều ngọn đường kính thân lên đến hơn 2m, chiều cao từ vài mét đến hàng chục mét . Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh

LIÊN HỆ HOTLINE: 0917 030 393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


1. Giới thiệu cây đa trơn

Cây đa (tên tiếng anh: Banyan Tree) là biểu tượng gắn liền với lịch sử và văn hóa Việt Nam, thường được gọi bằng nhiều tên khác như cây đa đa, cây dong, cây hải sơn,.. Đây là loại cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có tên khoa học là Ficus Bengalensis.

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và một số nước khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên được trồng phổ biến trên mọi miền đất nước ta.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh trưởng của cây đa, kỹ thuật nuôi trồng, phòng bệnh, cách chọn giống tốt và dịch vụ trồng từ A - Z:

Cây đa  bonsai

2. Đặc điểm cây đa trơn

2.1. Đặc điểm hình thái thực vật

      Thân cây: Là một trong những họ cây thân gỗ lớn sinh trưởng phát triển lâu năm, thân cây đa dạng kích thước với chiều cao trung bình từ 10 - 15m. Các nghiên cứu chỉ ra khó có loài cây cảnh nào có thể vượt qua chiều cao tự nhiên của cây đa. Ở cây đa trưởng thành, thân càng nhẵn nhụi và gia tăng về kích thước. Ngoài ra, thân cây có mủ trắng nên khi chúng ta cắt lá hoặc đoạn thân sẽ có mủ trắng rỉ ra bao quanh vết cắt

      Rễ cây: Theo quá trình sinh trưởng, từ thân cây phát triển thành nhiều cành to và xòe tán rộng. Từ cành thả ra nhiều rễ, các rễ này cũng cứng cáp dần theo từng giai đoạn phát triển của cây. Phần rễ này sau một thời gian có thể phát triển thành thân cây, ăn sâu xuống lòng đất giúp cây hấp thụ nước tốt. Đây chính là đặc điểm giúp cây có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất.

      Lá cây: Đặc điểm hình thái nổi bật nhất ở cây đa phải kể đến là tán lá rộng, có thể lan tỏa bao phủ trên diện tích rộng đến vài trăm mét. Lá cây đa có 2 màu đỏ và xanh, mặt trên lá bóng mượt, dạng hình bầu dục dày và dài (có thể đến 30cm) và có nổi gân ở mặt dưới lá.

      Lá đa nở ra từ những búp đa mọc ở ngọn, bao bọc chồi lá đến khi lá nở thì sẽ bị rụng. Các tán lá phát triển có thể tán rộng với đường kính lên đến 800m, che bóng mát cho khoảng không gian rất lớn.

      Hoa và quả đa: Hoa đa (búp đa) bên ngoài màu trắng, giữa màu đỏ hồng, trổ hoa chủ yếu vào tháng 4 và tháng 5. Chúng trổ từ các nhánh đơn nhỏ hoặc mọc từ nách lá.

       Quả đa nhỏ nhắn, hình tròn và hơi nhọn ở phần đầu. Quả thường mọc thành từng chùm ở đầu cành, có màu huyết dụ khá nổi bật, bắt mắt. Quả đa chứa rất nhiều hạt nhỏ bên trong, những hạt này được sử dụng để làm giống.

  

Lá và quả của cây đa trơn

2.2. Đặc điểm sinh trưởng

Khác với những loại cây thân gỗ bình thường khác, cây đa bắt đầu sinh trưởng bằng hạt. Hạt này mọc ra những tua rễ khí, các tua rễ này tiếp tục hút chất dinh dưỡng để phát triển, khi rủ xuống đất sẽ phát triển thành một thân cây thân gỗ thực thụ. 

Ngoài ra, đa có thể trồng bằng cách giâm cành, chiết cành. Những phố biển nhất là đa mọc lên từ hạt. Hạt đa có thể bám vào một loại cây bất kì khi chim ăn quả nhả hạt rơi xuống, sống ký sinh trên cây rồi phát triển lấn át cây chủ, dần dần trở thành một cây thân gỗ độc lập.

Cây đa có đặc điểm nổi bật là tán lá rộng, có thể lan tỏa bao phủ trên diện tích vô cùng rộng, thậm chí rộng đến vài trăm mét. Từ cành cây mọc ra rất nhiều rễ khí và chúng sẽ phát triển thành cành cây khi chạm xuống đất.

2.3. Phân loại các giống cây đa ở Việt Nam

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, ở Việt Nam rất thuận lợi để trồng được nhiều giống cây đa. Trong đó phải kể đến các loại như cây đa búp đỏ, đa sộp, đa lộc, đa lan, đa lá đỏ, đa lông,...

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường phân loại cây đa theo từng mục đích sử dụng cụ thể. Những loại đa được biết đến phổ biến nhất đó là đa lá xanh, đa búp đỏ và đa bonsai. Mỗi loại đều có đặc điểm hình thái, sinh trưởng và mục đích sử dụng khác nhau:

         Cây đa xanh: Thường là những cây đa cổ thụ to, trồng làm cây bóng mát ở công viên, trường học, công trình, khu du lịch, di tích lịch sử,....

Cây đa trơn cổ thụ 

         Đa búp đỏ: Thường là những cây nhỏ với chiều cao từ 0,1 - 1,5m, màu sắc bắt mắt nên được ưa chuộng dùng làm cây để bàn, cây nội thất trưng bày ở các không gian nhằm mang lại không khí trong lành, tươi mới.

  

Cây đa búp đỏ

         Cây đa bồ đề: Đa bồ đề có tên khoa học là Ficus Religiosa và có tên khác là cây giác ngộ, cây đề. Cây phát triển tốt có thể cao tới 30m với đường kính thân là 3m. Lá có kích thước khá to với chiều dài 10 – 17cm và chiều rộng khoảng 8 – 12cm. Không giống với các loại khác, lá đa bồ đề có dạng hình trái tim, phần chóp kéo dài. Quả đa bồ đề màu xanh lục điểm tía, kích thước nhỏ với đường kính 1 – 1,5cm.

        Cây đa lôngĐa lông còn có tên gọi khác là cây sung nhân, song hạch, đa hạch và có tên khoa học là Ficus Drupacea Thunb. Cây có chiều cao khoảng từ 15m trở lên. Khi cây còn non cành có nhiều lông dài, mềm bao phủ nhưng khi trưởng thành thì trở về lớp vỏ ngoài nhẵn nhụi. Lá cây hình trái xoan hay bầu dục mọc so le với nhau trên các cành nhỏ. Lá cũng giống như các cành, khi non có lông hoe và nhẵn nhụi lúc già. Hoa mọc đơn trên các nhánh nhỏ và có hình trứng. Hoa có 2 màu, bên ngoài màu trắng, và màu hồng ở giữa.

>>>xem thêm: cây bồ đề cổ thụ

3. Công dụng của cây đa trơn

3.1. Trồng làm cây cảnh

Cây đa là loại cây thân gỗ quen thuộc ở làng quê Việt Nam, có dáng đẹp, vững chãi và mộc mạc rất đặc trưng nên được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh. Hiện nay, không chỉ có loại đa cổ thụ cao lớn sinh trưởng ở các làng quê, trồng trong các khu công trình, khu đô thị. Bên cạnh đó còn có rất nhiều kiểu cây đa cảnh đẹp mini để trang trí các góc nhỏ trong nhà, có ý nghĩa phong thủy rất lớn.

Đây là loại cây dễ uốn nên ngay từ giai đoạn sinh trưởng đầu tiên đã có thể tỉa cành, tạo dáng để chăm sóc thành cây đa bonsai, thích hợp trồng phong thủy trong sân nhà.

3.2. Sử dụng làm thuốc

Theo nhiều nghiên cứu, cây đa có những bộ phận có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Theo quan niệm của YHCT dân tộc từ xa xưa, vỏ cây đa lông chứa một số hợp chất chống oxy - hóa cao nên có tác dụng chống đông máu, kháng khuẩn, diệt nấm và chữa trị ung thư. 

Lá các loại đa nói chung đều có tác dụng kháng khuẩn. Đặc biệt, lá cây đa búp đỏ có tác dụng giải cảm, điều trị bệnh cúm tốt. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra hoạt chất kháng sinh tự nhiên trong lá đa lành tính, đảm bảo không gây ra tình trạng kháng vi khuẩn (nhờn thuốc) thường xảy ra trong quá trình trị liệu bằng kháng sinh.

Rễ cây đa là một trong những thành phần không thể thiếu trong một số bài thuốc dân gian chữa trị các bệnh như lợi tiểu, hỗ trợ điều trị xơ gan tử cung.

Quả đa, đặc biệt là cây đa lông có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả. Nhựa của cây đa, nhất là đa búp đỏ chứa nhiều thành phần giúp thanh nhiệt, giải độc nên có thể chữa trị mụn nhọt do nóng trong người. 

Chính bởi những tác dụng và ý nghĩa tuyệt vời như trên nên cây đa vốn dĩ quen thuộc ở các làng quê Việt nay càng phổ biến và được lai tạo thành nhiều kiểu cây khác nhau phù hợp từng mục đích trồng, tạo ra những sản phẩm tuyệt tác, độc đáo.

  

Cây đa bonsai được cắt tỉa tạo dán

4. Ý nghĩa của cây đa

4.1. Ý nghĩa môi trường

Ngoài có giá trị thẩm mỹ cao, tạo cảnh quan đẹp cho không gian thì cây đa đóng góp vai trò vô cùng to lớn cho việc lọc không khí, tạo một môi trường xanh sạch đẹp. Với hệ thống lá phát triển tỏa rộng đến vài trăm mét, cây đa mang đến ý nghĩa che phủ, tạo bóng mát rất lớn cho các công trình, trường học, di tích lịch sử, khu du lịch,...

4.2. Ý nghĩa phong thủy

Từ xa xưa cho đến nay, cây đa vẫn luôn là biểu tượng cho sự trường tồn, dẻo dai, vì vậy mà đem đến may mắn và tài lộc cho gia chủ. Sức sống của cây đa cũng tượng trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ nên nếu đặt trên bàn làm việc hay trưng bày không gian sẽ mang ý nghĩa phong thủy tích cực, giúp công việc của bạn thuận lợi hơn.

4.3. Ý nghĩa tâm linh

Sức sống của cây đa đại diện cho truyền thống lịch sử trường tồn và tinh thần quật cường, bất khuất của người dân Việt Nam qua từng giai đoạn dựng nước, giữ nước. Từ xa xưa, cây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để các nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những tác phẩm nổi tiếng như điệu dân ca “Lý cây đa”, sự tích “Thằng cuội”,... Hình ảnh cây đa mộc mạc, giản dị gợi nhớ một thời tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.

Ở góc độ tâm linh, cây đa được coi là nơi ngự trị của các vị thần, vì vậy cũng thường được trồng trong chùa và các di tích lịch sử,....làm cho những nơi này càng trở nên linh thiêng hơn.

  

Cây đa đại thụ

5. Kỹ thuật trồng cây đa 

5.1. Chọn giống

Cây đa chủ yếu trồng bằng hạt. Tuy nhiên, quá trình sinh trưởng của cây rất lâu nên cũng có thể trồng bằng cách chiết tách, giâm cành. 

5.2. Các phương pháp nhân giống

Cây đa có sức sống rất mạnh mẽ nên có thể dễ dàng trồng bằng hạt. Thông thường, cây được nhân giống rộng bằng cách chim ăn hạt quả đa rồi nhả hạt rơi xuống đất, phát triển thành cây đa. Thậm chí, hạt đa ký sinh trên thân các cây khác khi gặp điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ bám sâu vào đất và phát triển thành cây con.

Một cách khác, có thể nhân giống cây đa bằng cách giâm cành vì đạt hiệu quả khá cao, kỹ thuật đơn giản và cây sinh trưởng tốt. Thời điểm giâm cành tốt nhất là vào cuối xuân đầu hè, nên chọn những cành đa đã hóa gỗ khoảng 1 năm ở giữa thân để làm cành giâm. Lưu ý giữ lại khoảng 3 mầm, cắt phần lá ở dưới, buộc 2 lá ở phần trên lại, dùng tro ủ vào vết thương. Sau đó cắm cành giâm xuống đất ở nhiệt độ 18 - 25 độ C trong khoảng 2 -  3 tuần để cành mọc rễ mới.

5.3 Quá trình trồng cây đa

Như đề cập ở trên, cây đa vốn là một giống cây khỏe, phát triển khá nhanh ngay trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Thế nhưng để cây phát triển khỏe mạnh nhất có thể, ta cần chú ý một số yếu tố trong quá trình trồng:

  • Đất trồng: Phải là đất nhiều thịt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, vì vậy bạn nên pha lẫn cát, trấu,... và cho sỏi quanh gốc. Nếu trồng đa vào chậu đặt ở sân vườn hoặc trong góc nhà, thì công thức pha trộn đất trồng chuẩn nhất là: 5 phần đất thịt + 3 phần đất mùn, thêm phần 2 cát hoặc xỉ than + 3 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ. 
  • Trồng theo mùa: Vào mùa xuân và thu, bạn nên đem cây ra ngoài để đón nhận ánh sáng mặt trời. Vào mùa hè, nắng bắt đầu gay gắt, đặc biệt là vào tháng 4 và 5, bạn nên đem chậu đa nuôi dưỡng ở trong phòng. Đặc biệt, mùa thu phải để ý giảm lượng phân tưới cho cây. Ghi nhớ được những điều này sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe và nhanh hơn.
  • Cắt tỉa cây: Nếu bạn có ý định trồng đa làm cây cảnh, cây nội thất thì nhất định phải chú ý đến tỉa cây theo từng giai đoạn phát triển của cây. Khi cây lớn đến tầm 60-80 cm thì bắt đầu cắt ngọn để cây nhanh đẻ nhánh. Về sau, có thể chọn tầm 3-5 nhánh khỏe, đẹp để tỉa và cắt cành đều đặn hàng năm.

>>>xem thêm: cây ban tây bắc 

6. Quá trình chăm sóc cây đa

Cây đa dễ trồng không mất quá nhiều công chăm sóc, sau khi trồng trong đất một thời gian cây phát triển cao lên khoảng 1,5m ta tiến hành tỉa thưa cây để trồng. Do là cây cổ thụ nên trồng với mật độ thưa. Thời tiết khắc nghiệt cây cũng sinh trưởng phát triển được. Cây đa cảnh có thể sống được gần như hoàn toàn trong nước. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột thì cây dễ bị rụng lá và phát triển kém. Vào mùa đông cần chuyển cây vào nơi ấm áp có nhiều ánh sáng để cây không bị lạnh. 

7. Các bệnh thường gặp ở cây đa và cách phòng trừ

7.1. Bệnh đốm lá

Đốm lá là một trong những bệnh thường gặp trên cây đa, xuất hiện những đốm với màu sắc và kích thước to nhỏ khác nhau, phiến lá bị quăn lại, lá khô héo và rụng khiến cây mất dần khả năng quang hợp. 

Khi thấy những triệu chứng kể trên, bạn nên ngắt bỏ những phần lá bị sâu bệnh và phun thuốc định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể dùng đồng sunfat kết hợp vôi sống pha thành dung dịch thuốc để phun cho cây.

Lưu ý: Không dùng dụng cụ kim loại trong quá trình pha chế thuốc. Khi phun, cần phun đều các tán lá sâu bệnh, cả mặt trước và sau lá cũng như thân, cành cây.

7.2. Bệnh chảy nhựa

Trong nội dung đã đề cập ở phần đặc điểm sinh thái cây đa đã cho biết thông tin thân cây có chứa rất nhiều mủ trắng, hay còn gọi là nhựa cây. Khi thân, cành cây, đặc biệt là những chỗ phân nhánh, vỏ cây bị nứt khiến nhựa trắng bị chảy ra, sau chuyển thành màu nâu đỏ. Phần bị bệnh theo thời gian sẽ càng lồi lên, vỏ và thân cây dần bị mục.

Nguyên nhân chính của bệnh này là do hiện tượng sương muối, sâu đục thân cây hay do không gian đất trồng quá chật, điều kiện chăm sóc kém,... làm vỏ cây bị tổn thương. 

Để phòng ngừa và điều trị bệnh này cần tăng cường chăm sóc đất, làm tơi xốp cho thoáng khí để cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo giải pháp quét lên vết thương hoạt chất lưu huỳnh vôi 50be, ngay sau đó quét một lớp dầu để bảo vệ.

7.3. Bệnh mục thân

Không chỉ ở cây đa, bệnh mục thân là căn bệnh thường gặp nhất ở các loại cây thân gỗ. Lúc này, trên cây xuất hiện triệu chứng sâu đục thân, ruột thân cây bị mục rỗng, trên các nhánh cây xuất hiện nhiều đốm nhỏ. Nếu cây gặp tình trạng này, bạn cần dùng thuốc trừ sâu để trị bệnh triệt để.

  

Cây đa nghệ thuật

8. Địa chỉ mua cây đa trơn uy tín giá tốt

Để có giống cây đa tốt và giá cả hợp lý, mời quý khách tham khảo giống cây tại Cây cảnh Hoàng Gia. Với việc áp dụng công nghệ cao vào trồng và dưỡng cây, nhà vườn Cây cảnh Hoàng Gia luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất từ giống cho đến mẫu mã, kích thước. Ngoài ra, chúng tôi cũng cam kết sẽ mang đến cho quý khách giá cả cạnh tranh tốt nhất thị trường. Bởi vậy mà nhiều năm qua, Cây cảnh Hoàng Gia không ngừng cung cấp và thi công các mẫu cây cảnh đẹp, cây ăn quả, cây cổ thụ,… cho nhiều đại lý lớn nhỏ trên khắp cả nước và luôn nhận được đánh giá cao.

Đến với Cây cảnh Hoàng Gia, quý khách sẽ được tư vấn nhiệt tình về cách trồng từ A - Z với đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp và tự tay lựa chọn mẫu cây ưng ý nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Cây cảnh Hoàng Gia theo số hotline hoặc CHAT trực tuyến với nhân viên bán hàng qua Zalo, Facebook chúng tôi để được tư vấn. Cây cảnh Hoàng Gia rất vui và vinh hạnh được phục vụ tận tâm nhất.

Chúc quý khách an khang - sức khỏe - thành công!

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: [email protected]

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon