Menu

Cây bonsai - nghệ thuật cây cảnh trong cuộc sống

Cây bonsai là một dạng cây đã được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu về trước, thú vui này khá được ưa chuộng và phàm là những người yêu thích cây cảnh đều có cho mình một vài cây bonsai. Vẻ đẹp của cây bonsai không đơn thuần chỉ nằm ở gốc, rễ, thân hay nhánh mà còn là sự sáng tạo vô hạn, ý nghĩa và những giá trị nhân văn mà người trồng muốn truyền tại đến người sở hữu.

  1. Cây bonsai bắt nguồn từ đâu?

Trong tiếng Hán - Việt, “bonsai” có nghĩa là cây con trồng trong chậu, mang hình dáng như một cây cổ thụ với kích thước nhỏ và được trồng trong chậu cảnh. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay đã lan rộng sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Mặc dù lịch sử về cây bonsai không quá rõ ràng nhưng hầu như tất cả mọi người đều công nhận người Trung Quốc là tiên phong tạo ra những cây bonsai đầu tiên. 

Qua hàng chục thế kỷ, người Nhật được công nhận nhiều nhất trong việc phát triển cây bonsai, được biết đến như là thú vui của giới quý tộc. Dù vậy, nó cũng chỉ bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn Heian (794 – 1185 SCN) và Kamakura (1185 – 1333 SCN) thông qua các nhà sư Phật giáo. Mới ban đầu, nghệ thuật cây bonsai ở Nhật Bản vẫn mang hơi hướng của Trung Quốc, mãi đến khoảng thời gian sau đó thì nó mới thực sự phát triển.

Theo thời gian, nghệ thuật cây bonsai đã lan dần sang đến các nước phương Tây. Các cuộc triển lãm cây bonsai liên tục diễn ra và nổi bật nhất phải kể đến triển lãm văn hóa truyền thống tại London vào năm 1910, thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm về cây bonsai. Dần dần, cây bonsai tại đây cũng trở thành một loại hình nghệ thuật thực sự.

Theo định nghĩa, bonsai là cây sống được chuyển sang chậu, khay đá hoặc đá tảng, tiếp tục sinh sống và phát triển. Nó mang một vẻ đẹp rất tự nhiên, có thể khắc họa nên một cảnh vật, hay gợi nhớ đến một khu rừng. Cây bonsai có sức sống rất mạnh mẽ, có thể sống trong mọi điều kiện khắc nghiệt. Kích thước của cây có thể từ nhỏ đến lớn, tuổi đời cao với thân gốc xù xì, thường được uốn nắn theo những thế đẹp và hợp phong thủy. Cây bonsai thường được phân loại dựa vào kích thước, hiện có 4 loại bonsai:

Mini bonsai: cây cao dưới 15cm, thuộc loại khá nhỏ và thường được trưng bày trong nhà.

Little bonsai: cây cao từ 16-30cm.

Normal bonsai: cây cao từ 30-60cm, là loại cây bonsai trung bình.

Big bonsai: cây cao trên 60cm, thường được trồng trong chậu lớn và đặt tại sân vườn hay trước hiên nhà.

  1. Ý nghĩa thú vị của cây bonsai

Cây bonsai được xem như là tác phẩm nghệ thuật sống. Những nghệ nhân tạo ra cây cảnh bonsai không chỉ mang tài năng khéo léo của một nhà điêu khắc mà còn mang sự hiểu biết đáng kể về cách trồng cây. Để có thể tạo ra được vẻ đẹp riêng biệt cho từng dáng cây, họ phải hiểu được cách sinh trưởng, nhu cầu phát triển của từng loại cây để có thể uốn nắn, tạo dáng cây mà cây vẫn có thể phát triển tốt.

Mặc dù trồng trong chậu, cây bonsai được thu nhỏ lại nhưng vẫn mang dáng dấp của một cây cổ thụ mọc trong thiên nhiên. Vì thế, cây bonsai chính là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, là niềm động viên cho những kiên trì, quyết tâm trong cuộc sống, rèn cho chúng ta một đức tính kiên nhẫn, cẩn thận và khéo léo.

Ngoài ra, cây bonsai còn tượng trưng cho Quân – Thần – Phụ – Tử, Tam cương (Quân thần – Phụ tử - Phu phụ) – Ngũ thường (Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín) – Tứ đức (Công – Dung – Ngôn – Hạnh), thường được tạo hình uốn lượn thành 3 tầng tán, 4 đoạn thân và 5 chùm nhánh.

  1. Các thế cây bonsai đẹp

Hiện nay có rất nhiều kiểu dáng cây bonsai mới lạ, độc đáo, là sự kết hợp giữa nền văn hóa Nhật bản và Trung Quốc. Người xưa chia bonsai thành 5 thế cơ bản: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai). Tuy nhiên, khi được lan truyền rộng rãi trở thành nghệ thuật thì bonsai được chia ra thành rất nhiều thế: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (deadwood), nhóm cây hay rừng (Yose Uye)... Một số dáng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Dáng trực: dáng cây có trục thân thẳng góc với mặt đất, nhìn tổng thể cây gần như thẳng đứng, cành nhánh gọn gàng, ngay thẳng, thể hiện phong cách đĩnh đạc, hiên ngang và bất khuất.

Dáng bonsai tam đa: là kiểu tạo nhánh ba thân chung một gốc, hoặc ghép 3 cây với nhau, tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ với ý nghĩa mang đến tài lộc, may mắn và sức khỏe.

Dáng thác đổ: cây được tạo hình với hình dáng dạng thác nước đổ xuống từ trên núi, thân cây thấp và tán lá kéo dài, mang ý nghĩa đem tới nguồn sinh khí, sức sống mới, thể hiện một sức trẻ dồi dào, đầy nhiệt huyết và vững vàng.

Dáng ngũ phúc: trong phong thủy, ngũ phúc tượng trưng cho ngũ hành âm dương Kim - Mộc - Thủy - Hỏa -Thổ. Cây dáng ngũ phúc gồm có 5 nhánh thân chính, hoặc 1 thân chính ghép cùng 4 nhánh phụ hoặc một thân phân tán thành 5 nhánh nhỏ. Dáng cây này mang ý nghĩa cho sự sinh sôi, nảy nở, đem lại cho gia chủ Phúc - Lộc - Thọ - An - Khang.

Dáng đại trượng phu: dáng này thường là những cây có cành to, khỏe, tán lá xum xuê, vững chãi, mang sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho những người hào hiệp, có tài năng.

Dáng xiên/ dáng tà là: đây là dáng cây mà trục của thân nằm nghiêng khoảng 70 độ so với mặt đất. Dáng cây này trông rất mềm mại, uyển chuyển và nhã nhặn. Ở ngoài môi trường tự nhiên, những dáng cây như này thường là những cây gặp thiên tai làm nghiêng đổ cây, nhưng chúng vẫn sinh trưởng một cách mạnh mẽ, biểu tượng cho sự sống không bao giờ héo mòn.

Dáng thất hiền: lấy cảm hứng từ hình ảnh bảy học giả sống vô ưu, tự do tự tại nơi rừng trúc, cây được chia thành 7 nhánh nhỏ, so le nhau nhỏ dần lên phía ngọn. Cây mang ý nghĩa vui vẻ, lạc quan, tận hưởng cuộc sống vô ưu không màng danh lợi.

Dáng bonsai song thụ: dáng hai cây cùng chung một gốc, cây thấp cây cao quấn vào nhau. Dáng này tượng trưng cho sự hòa hợp, đùm bọc lẫn nhau, thể hiện tình cảm phu thê, phụ tử hay bằng hữu.

Dáng huyền: dáng cây này trồng khá lạ mắt bởi gốc cây thì vẫn nằm trong chậu nhưng thân cây vươn ngang bằng với bề mặt đất và trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như thác đổ. Dù vậy, ngọn cây vẫn hướng lên trên, biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, vươn lên mặc phong ba bão táp, kiên trì và nhẫn nại hướng tới tương lai.

Dáng long chầu hổ phụng: đây là kiểu dáng phổ biến và được ưa chuộng trong giới chơi cây. Để có thể uốn thành kiểu dáng này cần phải khéo léo lựa chọn và chăm sóc cây kỹ càng, cẩn thận. Dáng cây này biểu trưng cho hai linh vật rồng và hổ, mang sức mạnh phi thường, thể hiện quyền uy và bề thế.

Dáng bạt phong: hình dáng cây được mô phỏng như gió bão thổi bay, dù cho giông tố bão táp nhưng cây vẫn đứng hiên ngang và vững vàng, thể hiện một ý chí, sức mạnh không bao giờ khuất phục trước sóng gió cuộc đời.

Nghệ thuật cây bonsai rất phổ biến nên ngoài những dáng cây trên còn có rất nhiều thể độc đáo như thế trực liên chi, dáng nhất trụ kình thiên, thế long giáng, thế tùng thập,.... 

Cây bonsai qua sự gọt giũa của những nghệ nhân tài hoa đã trở thành một vẻ đẹp đẳng cấp khác, một tác phẩm không để lại đường nét nào thô thiển hay vết cắt mà chỉ có nét đẹp dịu dàng, uyển chuyển và duyên dáng đầy nghệ thuật. Không chỉ riêng nghệ nhân mà người chơi cây bonsai cũng phải có trái tim yêu cây thực sự và có tính kiên nhẫn để thưởng thức loại cây đặc biệt này. Thế nên, hãy tìm hiểu về cây bonsai trước khi bạn quyết định thưởng thức loại hình nghệ thuật đặc biệt này nhé!


Tin liên quan
Công ty Cây Xanh trong vai trò bảo vệ môi trường
Công ty Cây Xanh trong vai trò bảo vệ môi trường
Việt Nam, một đất nước nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, đang trở thành điểm đến của những công ty cây xanh tiên phong

Cây mai anh đào - sắc hồng dịu dàng thơ mộng của Đà Lạt
Cây mai anh đào - sắc hồng dịu dàng thơ mộng của Đà Lạt
Nếu bạn đã ghé thăm Đà Lạt thì không thể không ngắm nhìn cây mai anh đào tại nơi đây. Với sắc hồng dịu dàng và đằm thắm thu hút rất nhiều du khách tới thăm, thật không thể phủ nhận sức hút của loài cây đặc biệt này.

Những điều có thể bạn chưa biết về cây phong lá đỏ
Những điều có thể bạn chưa biết về cây phong lá đỏ
Cây phong lá đỏ là một giống cây quý được du nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây. Mang nét đẹp đặc biệt không thể lẫn với các loài cây khác, cây phong lá đỏ gần như trở thành một niềm yêu thích đối với rất nhiều người. Tuy...

 Cách trồng và chăm sóc cây hoa hải đường nở đúng dịp tết
Cách trồng và chăm sóc cây hoa hải đường nở đúng dịp tết
Ai cũng biết cây hoa hải đường là một loài hoa rất được ưa chuộng mỗi khi Tết đến xuân về, những bông hoa màu đỏ quyến rũ và rực rỡ luôn làm xiêu lòng bất cứ ai ngắm nhìn nó. Và cũng chỉ dịp Tết đến, hoa hải đường mới nở...

Kỹ thuật trồng cây bằng lăng rừng hoa phủ từ gốc đến ngọn
Kỹ thuật trồng cây bằng lăng rừng hoa phủ từ gốc đến ngọn
Cây bằng lăng rừng là giống cây mọc hoang rải rác trên các sườn, đồi núi. Vẻ đẹp của chúng đặc biệt hơn nhiều so với những cây bằng lăng chúng ta thường thấy trong sân trường hay các con phố. Cùng tìm hiểu xem loại cây này có gì đặc...

Cây lộc vừng - lựa chọn tuyệt vời trong thiết kế cảnh quan
Cây lộc vừng - lựa chọn tuyệt vời trong thiết kế cảnh quan
Cây lộc vừng là một trong những loại cây phong thủy quý của người phương Đông, là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng trong thiết kế cảnh quan. Nhiều người truyền miệng nhau rằng cây lộc vừng mang lại rất nhiều may mắn và tài...

Cây dổi với những giá trị không thể ngờ tới
Cây dổi với những giá trị không thể ngờ tới
Cây dổi là một giống cây rừng chuyên dùng để lấy gỗ và còn mang lại nhiều giá trị khác. Loại cây này có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ mang đến một giá trị khác nhau. Cùng tìm hiểu sâu hơn về giống cây này nhé!

Cây thông và những bí mật chưa được biết tới
Cây thông và những bí mật chưa được biết tới
Cây thông là loài cây tượng trưng cho mùa Noel và rất quen thuộc với chúng ta. Mỗi lần Giáng sinh tới, người người nhà nhà đều nhớ tới việc trang trí cây thông để đón lễ. Dù vậy, bạn có hiểu rõ về loại cây độc đáo này chứ?

Khám phá nét đẹp mềm mại của cây liễu rủ
Khám phá nét đẹp mềm mại của cây liễu rủ
Cây liễu rủ là một loại cây rất đỗi quen thuộc trong cảnh quan đường phố. Chúng thường được trồng quanh bờ hồ để khi có gió thổi, những cành liễu rủ đung đưa nhẹ nhàng tạo một khung cảnh rất lãng mạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết...

Những loại cây công trình nở hoa quanh năm được ưa thích
Những loại cây công trình nở hoa quanh năm được ưa thích
Cây công trình từ lâu đã là một phần trong cuộc sống của chúng ta, giúp tạo cảnh quan đô thị và thanh lọc không khí, đem lại giá trị thẩm mỹ và tạo không gian sinh động. So với những cây xanh lá quanh năm thì người người đều ưa thích...


VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: [email protected]

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon