Menu

CÂY BAO BÁP

Cây Cảnh Hoàng Gia cung cấp cây bao báp đường kính thân từ 20cm-1m, chiều cao từ 5-12m. Các cây được dâm ủ và tạo tán, trồng đảm bảo sống và phát triển khỏe mạnh

  • Tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí 
  • Bảo hành cây trọn đời về chất lượng
  • Vận chuyển và trồng trên toàn quốc
  • Gía tốt so với thị trường
  • Các cây được tuyển chọn, dáng đẹp

LIÊN HỆ HOTLINE: 0917 030 393


MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ Chat với chúng tôi

Trong phần thông tin chung -> Liên hệ chi tiết sản phẩm


Cây bao báp là một loài cây mang dáng vẻ kì lạ và được một truyền thuyết Ả Rập kể rằng “ma quỷ nhổ cây bao báp, đâm cành xuống đất và để rễ cây bay lên không trung”. Hay là lời đồn về sự trời dáng chỉ vì tính kiêu ngạo của nó mà trong suốt hàng trăm năm qua phải mang một dáng vẻ xuôi ngược như thế.

1. Giới thiệu cây bao báp

Bao báp (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp baobab /baɔbab/), là một chi của 8 loài cây thân gỗ có kích thước từ vừa đến lớn, trước đây được coi là thuộc họ Gạo (Bombacaceae), hiện nay được coi là thuộc phân họ Gạo (Bombacoideae), có nguồn gốc từ châu Phi (Madagascar với 6 loài, thảo nguyên nhiệt đới Đông Phi 1 loài và Australia 1 loài).

Đây là một loài cây thân gỗ thuộc họ dâm bụt hoặc họ cẩm quỳ hay họ Malvaceae, có thân hình khá lớn và hình dáng tựa như một chiếc thùng. Loài cây này xuất thân từ châu Phi và có thể sống ở nhiều dạng khí hậu khác nhau. Bên cạnh đó loài cây này có sức chịu nóng rất cao vì bên trong thân cây khổng lồ này có thể chưa tới 110.000 lít nước.

Loài cây này rất dễ nhận biết bới vẻ ngoài khác lạ và sự bành trướng về kích cỡ của thân cây. Với chiều cao tương đối từ 5m cho đến 35m nhưng kích thước chiều rộng có thể lên tới hơn 50m tuỳ cây. Người ta tìm thấy một cây Bao báp cổ thụ rỗng ruột ở Zimbabwe lớn tới nỗi có thể chứa 40 người trú ẩn bên trong nó.

Cây chủ yếu được trồng ở châu Phi và một số nơi trên thế giới như Australia, Nigeria, Pháp. Ở Việt Nam, cây bao báp đầu tiên xuất hiện tại Hà Tiên (Kiên Giang) cách đây hơn 100 năm. Sau đó, tiếp tục được trồng tại Huế do kĩ sư nông nghiệp mang về từ Pháp từ năm 1950. Ngày nay, cây bao báp được trồng ở một số tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn.

2. Đặc điểm cây bao báp

2.1  Đặc điểm hình thái

Cây bao báp còn được gọi là “cây lộn ngược” với những cành cây trơ trụi tựa như bộ rễ vươn lên bầu trời. Hình dáng của cây không ngừng thay đổi quanh năm. Cây bao báp thường cao khoảng 30m với chu vi thân cây khoảng 25 m.

Cây thuộc loài thân gỗ có chiều cao khoảng 5-25 mét (ngoại lệ tới 30 mét), đường kính gốc cây 7-11 mét (hay chu vi gốc cây là 22-35 mét, ngoại lệ có cây lên tới 50 m). Thân cây chứa nhiều nước, phình to. Lượng nước lưu trữ bên trong thân cây to có thể đến 120.000 lít nước. Chính vì thế nên nó có thể tồn tại trong các điều kiện khô cằn cao cụ thể trong từng khu vực. Tất cả chúng đều có thể có mặt trong các khu vực khô hạn theo mùa.

Thân cây nhẵn và sáng bóng, hoàn toàn không giống vỏ cây khác, và nó có màu xám hồng hoặc đôi khi có màu đồng. Khi trơ trụi lá, những nhánh lan rộng của Baobab trông giống như rễ cây bám vào không trung, giống như nó được trồng lộn ngược. Còn vào mùa mưa lá cây nảy đầy chi chít vòm cây rợp bóng và cong như chiếc mũ nấm, còn cái thân thì nở căng tròn. Đây cũng là thời điểm cây trổ hoa, hàng nghìn bông hoa có cuống dài từ trên cao buông xuống làm thành một tấm mành đung đưa phủ kín thân cây.

Cây rụng lá theo mùa, chúng rụng lá trong mùa khô. Một số cây được coi là đã sống hàng ngàn năm, tuy nhiên do gỗ của chúng không sinh ra các vòng tăng trưởng hàng năm nên không thể kiểm chứng điều này và chỉ có một số ít các nhà thực vật học tin vào điều này.

Cây bao báp có ít lá. Lá của chúng dài khoảng 15 cm và có dáng như bàn tay con người, những đường gân lá không đối xứng nhau. 5 – 7 chiếc lá nhỏ đính tại một điểm của cuống lá chính, giống như những ngón tay nên được gọi là lá hình ngón. Lá cây bao báp thường rụng vào đầu mùa khô khiến cây chỉ còn lại những cành trơ trụi.

Đến cuối mùa khô, những chiếc lá mới bắt đầu xuất hiện, những cành cây non cũng dần phát triển và cây bắt đầu trổ hoa. Hoa bao báp khá lớn với cuống có thể dài đến 1m. Hoa bắt đầu nở vào cuối buổi chiều, rạng rỡ nhất về đêm và bắt đầu héo rũ vào ngày hôm sau khi ánh nắng xuất hiện. Dù chỉ nở trong 12 giờ ngắn ngủi nhưng hương hoa thơm ngát vẫn kịp lan tỏa khắp nơi.

Khi hoa đã được thụ phấn, các cánh hoa sẽ dần rơi rụng và trái bắt đầu phát triển. Trái bao báp có rất nhiều hạt bên trong, thường được gọi là “bánh mì dành cho khỉ” và có nhiều nước. Trái bao báp dài khoảng từ 20 – 40 cm và rộng 15 cm. bên trong chứa bột như bột sắn, có vị hơi chua, rất bổ dưỡng và có chứa nhiều vitamin C hơn cam và nhiều canxi hơn sữa bò.

Một cây Baobab cũ có thể tạo ra hệ sinh thái của riêng nó, vì nó hỗ trợ cuộc sống của vô số sinh vật, từ những động vật có vú lớn nhất đến hàng ngàn sinh vật nhỏ bé đang lao vào và ra khỏi các kẽ hở. Chim làm tổ trong cành của nó; khỉ đầu chó ăn trái cây và dơi ăn trái cây uống mật hoa và thụ phấn cho hoa.

2.2  Đặc điểm sinh trưởng

Bao báp là loài cây độc đáo, thân cây rất to lớn. Đôi khi, tán của nó lớn hơn cả chiều cao của thân. Cây bao báp thuộc họ Gạo và là một trong tám loại cây đặc biệt chỉ sống ở Madagascar, châu Phi hoặc châu Úc.

Khi trời mưa, nước mưa thấm dần vào trong thân cây bao báp. Cây có khả năng dự trữ đến 130.000 lít nước trong 4 tháng. Lượng nước này đủ để cây tồn tại qua những tháng khô hạn. Dù bao báp có thân cây gỗ nhưng rất khó xác định tuổi của nó. Tuy nhiên, sự to lớn của thân cây có thể cho ta biết sự tồn tại lâu năm của nó. Xác định niên đại bằng carbon là cách tốt nhất để con người biết được độ tuổi của cây bao báp. Một số loài cây bao báp có thể sống đến 2.000 năm, một số khác có thể sống đến 4.000 năm tùy thuộc vào môi trường.

Cây bao báp thường mọc từ hạt. Chỉ cần rơi xuống đất, đến mùa mưa, hạt nảy mầm thành cây. Cây bao báp có sức sống phi thường, cây có tán rộng và vỏ trơn nhẵn. Đây là loài cây duy nhất trên thế giới có khả năng tái tạo vỏ.

Rễ cây bao báp bám chặt xuống đất nhưng chúng thường không ăn sâu hơn 5m mà trải rộng ra xung quanh, đôi khi cách thân cây đến hàng chục mét. Loài cây này thích nghi với những nơi khô hạn, nhiều ánh nắng. Ở những nơi có lượng mưa khoảng từ từ 200 – 760 mm mỗi năm, mùa mưa kéo dài hơn 7 tháng và nhiệt độ không khí khoảng từ 15 – 300C, cây bao báp sẽ phát triển lá quanh năm.

Dù có khả năng sinh tồn rất cao nhưng hiện nay số lượng cây bao báp đang dần suy giảm ở nhiều vùng đất thuộc châu Phi;do việc phá rừng của con người để lấy đất làm nông nghiệp hoặc chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, chúng còn chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, lượng mưa hàng năm giảm, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây bao báp.

2.3  Các giống cây ở việt nam

Tại việt Nam, cây bao báp rất khó gieo trồng, đặc biệt là công đoạn ươm hạt giống.

Cây bao báp thuộc chi Adansonia, phân họ gạo (Bombacoideae), có nguồn gốc từ châu Phi; chiều cao khoảng 5 - 25 m (trường hợp ngoại lệ tới 30 m), đường kính gốc cây 7 - 11 m (chu vi gốc cây là 22 - 35 m, ngoại lệ có cây lên tới 50 m).

3. Công dụng của cây bao báp

Cây với sức sống khỏe, tốn ít công chăm sóc lại cho nhiều giá trị về dinh dưỡng, hình dạng lạ mắt, độc đáo. Bao báp được người dân Châu Phi trồng và nhân giống nhiều để trang trí cảnh quan đường phố, lối đi rất đẹp mắt và hoành tráng…

Trái cây của bao báp là món ăn ưa thích của người dân bản địa, vì chúng cung cấp nhiều vitamin, lớp vỏ mềm màu vàng chanh. Quả bao báp chứa một thứ bột khô có hàm lượng vitamin C còn lớn hơn ở cam, nhiều canxi hơn sữa, nhiều kali hơn chuối, có lượng magie nhiều hơn rau chân vịt, và chứa nhiều sắt hơn cả thịt đỏ. Lá cây dùng để nấu súp, thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi.

Lá bao báp có chức năng chữa trị được bệnh thận và bàng quang, hen, mệt mỏi, tiêu chảy, côn trùng đốt và chống dị ứng. Lá và hoa được pha chế để trị bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa và viêm nhiễm mắt.

Bột hạt được dùng chữa răng và lợi. Thịt quả, hạt và vỏ cây được xem là thuốc giải độc do nhiễm độc cây sừng trâu. Nhựa từ vỏ cây được dùng chữa những chỗ tẩy rửa, hoặc sử dụng như thuốc long đờm và làm chảy mồ hôi. Vỏ cây trị được chứng sốt cao, run rẩy. Nước sắc từ rễ trị được chứng bất lực mệt mỏi, loạn huyết, cảm lạnh, sốt và cúm. Hạt trị được các bệnh dạ dày, thận và khớp.

Phần vỏ của gốc thân non và của rễ có thể được dùng để khai thác một thứ sợi dùng làm dây thừng, đai da yên ngựa, dây buộc những chuỗi dụng cụ âm nhạc.

Bổ sung giàu nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng: Đây là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Ví dụ, bột giấy có nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng như kali, magie, sắt và kẽm. Ngoài ra, lá rất giàu canxi và protein chất lượng cao có thể dễ dàng tiêu hóa. Hơn nữa, hạt và nhân của cây được nạp chất xơ, chất béo và vi chất dinh dưỡng như thiamine, canxi và sắt.

Giúp giảm cân bằng cách thúc đẩy cảm giác no: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thêm baobab vào chế độ ăn uống của bạn có thể có lợi nếu bạn đang muốn giảm thêm vài cân. Nó có thể giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no, giúp bạn ăn ít hơn và giảm cân.

Giúp cân bằng lượng đường trong máu: Cây bao báp có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Trên thực tế, bánh mì trắng được làm từ cây bao báp giúp làm giảm lượng tinh bột tiêu hóa nhanh và làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu trong cơ thể. Ngoài ra, làm giảm lượng insulin cần thiết để vận chuyển đường từ máu đến các mô để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Hàm lượng chất chống oxy hóa và Polyphenol có thể làm giảm viêm: Cây được đóng gói với chất chống oxy hóa và polyphenol, là những hợp chất bảo vệ các tế bào của bạn khỏi tổn thương oxy hóa, giảm viêm trong cơ thể, giúp bảo vệ tim khỏi bị tổn thương.

Hàm lượng chất xơ cao có thể thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa: Đây là một nguồn chất xơ tốt và các phiên bản dạng bột có thể chứa tới 18% giá trị được đề nghị hàng ngày chỉ trong một muỗng canh (10 gram). Chất xơ cũng hoạt động như một prebiotic và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn, tối ưu hóa sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. Một nghiên cứu khác cho thấy việc tăng lượng chất xơ của bạn cũng có thể bảo vệ chống lại các tình trạng như loét đường ruột, bệnh viêm ruột và bệnh.

Bổ sung bổ dưỡng cho chế độ ăn uống: Cây bao báp phát triển trên khắp Châu Phi, Madagascar, Úc. Tại đây có thể được ăn tươi hoặc được sử dụng để thêm hương vị và chất dinh dưỡng cho món tráng miệng, món hầm, súp hay sinh tố. Bạn cũng có thể thêm bột vào các món nướng hoặc rắc một chút lên sữa chua hoặc bột yến mạch để có một món ăn giàu chất chống oxy hóa.

4. Ý nghĩa cây bao báp

Với sức sống mãnh liệt, thân to và chứa nhiều nước, mỗi cây như một hệ sinh thái cho những loài vật xung quanh. Cây Bao Báp như biểu tượng của sự che chở, yêu thương của người mẹ dành cho các con.

Truyền thuyết khác lại kể rằng, trước đây bao báp được tạo ra với hình dáng vô cùng xinh đẹp, có hoa và lá xanh tươi. Do quá tự hào về vẻ đẹp của mình, chúng đi khoe khoang với rất nhiều loài cây khác. Để kiềm chế điều này, Chúa quyết định lộn ngược chúng xuống nhằm che giấu đi phần nào vẻ đẹp của cây.

5. Kỹ thuật trồng

5.1  Chọn giống

Quả bao báp được ngâm trong nước xà phòng, rồi rửa kỹ. Tiếp đó, khử trùng sơ bộ bằng cồn 70% và tia cực tím trong vòng 60 phút. Hạt bao báp sau khi tách ra khỏi quả được cấy lên môi trường giàu dinh dưỡng và phối hợp với nhiều chất khác nhau để tăng khả năng nảy mầm.

Hạt nuôi cấy một thời gian ra chồi, tạo rễ hoàn chỉnh và được chuyển ra trồng ngoài điều kiện tự nhiên nhưng tránh ánh sáng trực tiếp và phun sương tưới nước hai lần mỗi ngày. Sau ba tuần sinh sống ngoài tự nhiên, tỷ lệ cây nhân giống sống lên đến hơn 93% và đã hoàn toàn thích nghi được với điều kiện bên ngoài để phát triển.

5.2  Các phương pháp nhân giống

Phương pháp nhân giống: Gieo hạt, cấy mô.

Hạt bao báp sau khi tách ra khỏi quả được cấy lên môi trường giàu dinh dưỡng và phối hợp với nhiều chất khác nhau để tăng khả năng nảy mầm. Hạt nuôi cấy một thời gian ra chồi, tạo rễ hoàn chỉnh và được chuyển ra trồng ngoài điều kiện tự nhiên nhưng tránh ánh sáng trực tiếp và phun sương tưới nước hai lần mỗi ngày.

Sau ba tuần sinh sống ngoài tự nhiên, tỷ lệ cây nhân giống sống lên đến hơn 93% và đã hoàn toàn thích nghi được với điều kiện bên ngoài để phát triển.

5.3  Quá trình trồng

Để có một cây bao báp tại nhà, việc đầu tiên chúng ta phải làm là mua hạt giống trong mùa Xuân hoặc Hè, cây Bao báp là cây nhiệt đới nên chúng ta gieo càng sớm thì cây càng có thể phát triển lâu hơn trước khi thu đông đến. Vì thế, Ngay khi mua về, bạn phải ngâm trong nước nóng. (khoảng 38º-40ºC) trong một ngày, ví dụ, trong bình giữ nhiệt.

Ngày hôm sau, chúng ta phải cạo một chút bằng giấy nhám (hai hoặc ba lượt là đủ, cho đến khi thấy nó thay đổi màu sắc) và sau đó gieo nó trong một cái chậu với chất nền có khả năng thoát nước tốt. Đặc biệt nên dùng hỗn hợp 50% đá bọt + 50% than bùn đen, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Đặt chậu trong ánh nắng mặt trời đầy đủ, giữ cho chậu thoáng và tưới nước đầy đủ. Tất nhiên, không nên tưới quá nhiều vì nếu không hạt sẽ bị thối, nên tưới nước để đất luôn ẩm nhưng không bị sũng nước. Trong năm đầu tiên, phải để nó trong chậu đó để rễ được chắc khỏe, nhưng từ năm thứ hai có thể chuyển nó sang chậu lớn hơn hoặc ra vườn.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây bao báp

Cây có sức sống khỏe, mãnh liệt, sinh trưởng vừa phải và có thể tồn tại trong khí hậu khắc nghiệt nên không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

Về ánh sáng: Cây ưa sáng toàn phần, nên trồng cây nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển thuận lợi nhất.

Về nước tưới: Cây thân gỗ chứa nhiều nước trong thân nên nhu cầu về nước tưới không cao. Chú ý tưới nước đều khi cây còn nhỏ, sau đó giảm dần và có thể dừng tưới khi trưởng thành.

Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất trên đất có nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Nhiệt độ: Cây chịu được khí hậu khắc nghiệt tốt. Nhiệt độ ưa thích của nó là 17-30 độ C.

Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình từ 50-60%.

Phân bón: Nên bón phân cho cây mỗi đợt cây chuẩn bị ra hoa, kết quả và lúc phát triển để kích thích cho cây đâm chồi nhanh. Chú ý bón theo chu kỳ 2-3 tháng/ 1 lần bằng phân NPK hoặc phân hữu cơ đều được.

7. Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ

Kẻ thù lớn nhất của bao báp là hạn hán, ngập úng, sét, voi và nấm đen. Cây bao báp tích trữ một lượng lớn nước trong thân của chúng - đó là lý do tại sao voi và các loài động vật khác nhau vỏ cây này trong mùa khô.

Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, chủ yếu là sâu đục thân và cuốn lá. Dùng thuốc phun lá và quét vôi, dọn cỏ quanh gốc cây.

Từ khóa:
Sản phẩm cùng loại

VĂN PHÒNG CÔNG TY: SỐ 13, NGÕ THIÊN HÙNG, KHÂM THIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Địa chỉ cơ sở 1:
Dốc Đê thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Địa chỉ cơ sở 2:
Thôn Trung Mầu, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội           
Địa chỉ cơ sở 3:( trang trại 10ha)
Quán Thôn, Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình            
Địa chỉ cơ sở 4:( vườn ươm cây cổ thụ)
km25+500 Láng Hòa Lạc, xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội
Thông tin liên hệ

Hotline:  0917 030 393

Dự án:   0986 999 603

Mua lẻ:  0979 981 613

Email: caycanhhoanggia.vn@gmail.com

 

THANH TOÁN VỚI CHÚNG TÔI

Chủ tài khoản : Lê Quang Vũ
Ngân hàng quân đội MB chi nhánh Phùng Hưng- Hà Nội
Số tài khoản : 6888 6888 88 668
Bản đồ

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

 

Bản quyền thuộc về Cây cảnh hoàng gia

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon