Mùa hè là mùa của sắc đỏ phượng vĩ và sắc tím của cây bằng lăng rực rỡ. Không chỉ gắn bó với kỉ niệm tuổi học trò, cây bằng lăng ngày nay còn đang trở thành cây công trình hữu ích và phổ biến.
Giới thiệu cây bằng lăng
Tên gọi
Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, thuộc họ chi Tử Vi (Lagerstroemia)
Cây xanh được phân loại theo các màu hoa như trắng, hồng, đỏ,… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là cây bằng lăng sắc tím hay còn gọi là bằng lăng nước.
>>>xem thêm: cây cảnh đẹp
Nguồn gốc và địa điểm phân bố cây bằng lăng
Cây bằng lăng có nguồn gốc ở khu vực Châu Á và Châu Úc, từ đất nước Ấn Độ cho đến Australia.
Với nhiều đặc tính hữu ích, cây được trồng ở nhiều quốc gia trên toàn Thế giới, trong đó, phổ biến nhất là ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philipin, Việt Nam,…
Tại Việt Nam, không khó để tìm thấybằng lăng ở các thành phố lớn, đặc biệt là các khu dân cư đông đúc.
Đặc điểm nổi bật của cây bằng lăng
-
Cây bằng lăng là loại cây thân gỗ, có kích thước trung bình. Chiều cao khoảng 10 – 15m, đường kính không quá lớn.
-
Thân cây thẳng đứng, bề mặt khá nhẵn màu xám nhạt. Cây phân ra các cành lớn, từ đó tỏa ra nhánh con, tạo thành tán dày, tỏa nhiều bóng mát.
-
Lá bằng lăng rất tươi tốt, có màu xanh đậm. Hình dạng của chúng thường là oval hoặc elip dài. Chiều dài khoảng 8 – 15cm, bề rộng từ 3 – 7cm. Tuy nhiên, vào mùa thu, lá thường khô lại và rụng hết, cho tới mùa đông, cây chỉ còn lại các cành khô khẳng khiu.
-
Vẻ đẹp nổi bật và đặc trưng nhất của cây bằng lăng chính là khi hoa nở. Những chùm hoa bằng lăng màu tím trên các cành cây rất đẹp mắt, mỗi chùm có thể có hàng chục bông. Thời gian nở thườngvào mùa hè. Những bông hoa có 6 cánh, tách biệt nhau. Các cánh nhỏ, thuôn dài, cuộn tròn lại và nối với đài hoa. Phần mép cánh hơi nhăn nhưng bề mặt mịn.
-
Mùa thu, cây bằng lăng bắt đầu đậu quả. Quả cũng được mọc thành các chùm trên ngọn cây. Hình dạng như trái cầu nhỏ, đường kính chỉ từ 1,5 – 2cm. Khi quả còn non có màu xanh tím hơi nhạt, nhưng khi chín già sẽ chuyển dần sang nâu gỗ và cứng.
>>>xem thêm: cây nhội cổ thụ
Cách trồng cây bằng lăng hiệu quả
-
Phương pháp nhân giống cây bằng lằng phổ biến nhất là gieo trồng bằng hạt.
-
Quả cây chín sẽ thường được thu hoạch, tách lấy hạt. Hạt cây sẽ được ngâm trong dung dịch hóa chất KMnO4 0,05% khoảng 10 phút sau đó ngâm trong nước từ 6 – 8 tiếng. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ nhanh chóng bị giảm sút nên người ta thường tiến hành trồng ngay sau khi xử lý hạt.
-
Chọn đất trồng bằng lăng bằng loại đất cát pha nhẹ, mịn và thoát nước tốt. Tạo luống để dễ dàng trồng và chăm sóc cây con hiệu quả hơn.
-
Ngay trước khi gieo trồng cây bằng lăng nên trộn hạt với cát khô. Tiến hành gieo trồng theo các luống đất đã làm sẵn. Phủ một lớp cát mỏng lên bề mặt một lần nữa và tưới thêm nước để giữ độ ẩm cho đất. Để tránh trời mưa có thể rửa trôi hạt mầm, chúng ta nên dùng rơm, hoặc cỏ khô để che phủ mặt đất. Chú ý sử dụng rơm sạch, đã được khử trùng, không có các loại vi khuẩn gây hại, làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây.
-
Khoảng 3 – 4 tuần sau, mầm sẽ cao khoảng 3 – 4cm. Lúc này chúng ta mới tiến hành trồng cây bằng lăng con vào các bầu đất. Nên sử dụng bầu đất chứa 80% đất tầng và 20% đất hữu cơ ủ hoai với kích thước 7x12cm.
-
Cây bằng lăng được che chắn cẩn thận để tránh ánh nắng trực tiếp. Liên tục bổ sung nước cho cây, đồng thời người trồng cây bằng lăng có thể bón phân đạm, supe lân nồng độ thấp để chăm sóc cho cây khỏe mạnh và kích thích quá trình sinh trưởng nhanh chóng hơn.
Cách chăm sóc cây bằng lăng
-
Tưới nước cho cây bằng lăng đều đặn theo định kì 1 lần/1 ngày vào các buổi sáng hoặc buổi chiều muộn, đặc biệt nên tưới cả lá cây để làm sạch bụi bẩn bám trên lá.
-
Phát quang quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/1 năm. Tránh để cỏ dại làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.
-
Bổ sung thêm phân NPK hoặc phân chuồng, giúp bằng lăng luôn khỏe mạnh và tươi tốt hơn.
-
Cây bằng lăng có thể bị một số loại sâu ăn lá, vì vậy, chúng ta có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phòng trừ.
>>>xem thêm: cây me
Công dụng hữu ích của cây bằng lăng
-
Với vẻ đẹp rực rỡ, cây bằng lăng trở thành loại cây công trình phổ biến, được trồng để làm đẹp cho các thiết kế cảnh quan tại đô thị lớn, khu dân cư đông đúc.
-
Nhiều gia đình cũng trồng cây bằng lăng trước hiên nhà, trang trí cho mẫu nhà vườn đẹp và làm cây bóng mát cho các thành viên có không gian vui chơi.
-
Các bộ phận của cây bằng lăng chứa nhiều dược tính hữu ích trong ngành y học. Vỏ cây có thể giúp nhuận tràng, giảm táo bón, hoa hỗ trợ chữa tiêu chảy, lợi tiểu, hạt có thể an thần. Đặc biệt, lá của cây bằng lăng được pha như trà để điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Nếu vẫn còn băn khoăn lựa chọn giống cây xanh trồng trong ngôi nhà mình, hãy liên lạc ngay với chúng tôi thông qua hotline và địa chỉ dưới đây. Giống cây đa dạng phong phú, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến quý khách hàng hài lòng.